Top 8 hình thức lừa đảo tiền mã hóa phổ biến nhất

Hiện nay, ngày càng có nhiều cá nhân, tổ chức luôn rình rập xung quanh chúng ta, đợi cơ hội tìm ra các lỗ hổng về thông tin cá nhân và bảo mật tài khoản của người dùng internet để tấn công trục lợi. Trong quá trình sử dụng Bitcoin, nếu không cẩn thận và luôn đề cao cảnh giác, việc trở thành nạn nhân của một hoặc thậm chí những cuộc lừa đảo là điều khó tránh khỏi.

Khi tham gia vào thị trường tài chính phi tập trung, người dùng phải nâng cao mức độ cảnh giác. Vì ở đây, không có một cơ quan, tổ chức nào có thể đứng ra đòi lại tiền, hoặc giải quyết tranh chấp khi có một vụ lừa đảo, tấn công cá nhân xảy ra. Vậy nên, hãy luôn thận trọng. Dưới đây là 8 chiêu thức lừa đảo tống tiền kỹ thuật số phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo để tự phòng tránh.

1. Email tống tiền

Thường thì những kẻ tấn công sẽ đe dọa tiết lộ thông tin nhạy cảm của người dùng để tống tiền. Và không phải một đồng tiền nào khác, chúng muốn tiền mã hóa, đặc biệt là Bitcoin. Điều này khá dễ hiểu, Bitcoin là thứ giúp chúng có thể né tránh được việc điều tra từ phía các cơ quan chức năng, hoặc một bên thứ ba nào đó.

Để tránh điều đáng tiếc này xảy ra, người dùng nên cẩn thận hơn với thông tin đăng nhập các tài khoản cá nhân. Xác thực hai lớp trong trường hợp này có thể coi là một phương án tương đối hiệu quả. Đồng thời, việc hạn chế hoặc không sử dụng những trang web độc hại, hoặc không đủ độ tin cậy, tính an toàn cũng nên được cân nhắc. Bạn cũng nên có những hiểu biết nhất định về người mà bạn dự định gửi những thông tin cá nhân để tránh thông tin bị rơi vào tay kẻ xấu.

2. Sàn giao dịch giả mạo

Sàn giao dịch giả mạo chính là sàn giao dịch giả, hoạt động dưới danh nghĩa một sàn giao dịch tiền điện tử hợp pháp. Chúng rất đa dạng, có thể tồn tại dưới dạng một ứng dụng trên điện thoại, trang web, hoặc ứng dụng cho máy tính.

Những sàn giả mạo này sẽ dụ dỗ người dùng tham gia bằng những lời quảng cáo về lợi ích khi sử dụng sàn. Nó bao gồm: giá cả cạnh tranh, chi phí giao dịch thấp, tặng kèm các loại tiền mã hóa miễn phí hoặc các quà tặng khác.

Bạn có thể tránh bị rơi vào cái bẫy này bằng việc đánh dấu URL của các sàn thật. Bạn cũng nên kiểm tra mỗi khi đăng nhập để xem bạn có đang ở trên đúng trang của sàn thật hay chưa. Mỗi khi chuẩn bị tải một ứng dụng sàn giao dịch, bạn cũng cần đọc kỹ đánh giá của ứng dụng, xem số lượt tải và tìm hiểu sơ lược một số thông tin liên quan đến ứng dụng đó.

Hình thức này khá dễ nhận thấy. Khi có một món béo bở nào đó từ trên trời rớt xuống, đừng nên mừng vội. Hãy cẩn thận. Ở đây, những đối tượng lừa đảo thường áp dụng chiêu thức hãy chuyển một lượng bitcoin nhỏ, để nhận lại lượng bitcoin lớn hơn. Chúng đánh vào tâm lý tham lam và muốn kiếm tiền dễ của nhiều người. Rất nhiều người dùng đã tin lời hứa đó và chuyển cho những kẻ tội phạm một số bitcoin nhất định, theo như yêu cầu. Và tất nhiên, họ không bao giờ được nhận lại bất cứ một đồng BTC nào sau đó. Ngoài Bitcoin, các đối tượng lừa đảo còn có thể yêu cầu chuyển những đồng tiền điện tử khác như ETH, BNB, XRP, v.v… Trong một viễn cảnh tệ hơn, người dùng có thể còn bị lừa lấy đi thông tin cá nhân và kể cả khóa riêng tư.

3. Tặng quà giả mạo

Hình thức này khá dễ nhận thấy. Khi có một món béo bở nào đó từ trên trời rớt xuống, đừng nên mừng vội. Hãy cẩn thận. Ở đây, những đối tượng lừa đảo thường áp dụng chiêu thức hãy chuyển một lượng bitcoin nhỏ, để nhận lại lượng bitcoin lớn hơn. Chúng đánh vào tâm lý tham lam và muốn kiếm tiền dễ của nhiều người. Rất nhiều người dùng đã tin lời hứa đó và chuyển cho những kẻ tội phạm một số bitcoin nhất định, theo như yêu cầu. Và tất nhiên, họ không bao giờ được nhận lại bất cứ một đồng BTC nào sau đó. Ngoài Bitcoin, các đối tượng lừa đảo còn có thể yêu cầu chuyển những đồng tiền điện tử khác như ETH, BNB, XRP, v.v… Trong một viễn cảnh tệ hơn, người dùng có thể còn bị lừa lấy đi thông tin cá nhân và kể cả khóa riêng tư.

Một điều có ích mà bạn có thể ghi nhớ để không bị vướng vào những vụ lừa đảo này chính là: quà tặng hợp pháp sẽ không bao giờ đòi hỏi người nhận phải trả bất kỳ một khoản tiền nào.

Ngày nay, trên mạng xã hội luôn tràn lan những tài khoản giả mạo tài khoản người nổi tiếng. Những người có tầm ảnh hưởng đến thị trường tài chính cũng không phải là một ngoại lệ cho việc bị mạo danh này. Việc mạo danh người nổi tiếng có tác động đến cả người bị mạo danh, lẫn người theo dõi người bị mạo danh (người hâm mộ).

  • Người nổi tiếng bị mạo danh: chịu tiếng xấu => ảnh hưởng đến danh tiếng và sự nghiệp.

  • Người theo dõi: bị lừa mất tiền, mất thông tin cá nhân do những tin nhắn giả về quà tặng được thông báo qua tweet hoặc tin nhắn cá nhân.

lừa đảo trên mạng xã hội

Đối với Facebook, dấu tích xanh có thể là một dấu hiệu cho biết đây là tài khoản chính thức của người nổi tiếng đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó cũng có thể bị làm giả.

5. Phần mềm độc hại copy-và-paste (Malware)

Đây là một phần mềm giúp cho tội phạm tiền điện tử có thể rút dần tiền của bạn một cách âm thầm. Đối với các doanh nghiệp, các cuộc tấn công bằng Malware có thể khiến các hệ thống và dữ liệu dễ bị lộ và có thể gây ra tổn thất lớn về tiền tệ và danh tiếng. Hầu hết mọi người nghĩ rằng các công cụ quét và phần mềm chống vi-rút là đủ, nhưng các công cụ nâng cao hơn có thể bảo vệ doanh nghiệp của bạn tốt hơn đồng thời cung cấp các tính năng hữu ích khác.

malware
(Hình minh họa – Nguồn: International Security Journal)

Để tránh bị phát hiện quá sớm, Malware thường không gây ra bất kỳ tác hại trực tiếp nào đến thiết bị của người dùng. Nó có thể chỉ khiến cho người dùng cảm thấy khó chịu khi sử dụng một trình duyệt, hoặc máy tính. Và đôi khi cũng nó cũng có thể chứa phần mềm gián điệp. Phần mềm gián điệp này được ví như ở nơi làm việc là kẻ xâm nhập trình duyệt.

Những phần mềm độc hại có thể xuất hiện bên trong phần mềm cơ sở trên USB. Phổ biến hơn từ trước đến nay thì dưới dạng email. Hoặc nó thậm chí được gửi qua vào tin nhắn cá nhân thông qua mạng xã hội. Và chỉ đợi đến lúc bạn phản hồi, bạn đã mắc bẫy của những tin tặc.

Một điều mà bạn nên luôn luôn ghi nhớ để không bị rơi vào những cái bẫy malware này chính là: không có bữa trưa nào miễn phí.

6. Email lừa đảo

Email lừa đảo thường đính kèm link hoặc tệp tải xuống khiến cho thiết bị của bạn bị nhiễm virus. Từ đó, tin tặc sẽ tìm ra lỗ hổng để tấn công, lấy thông tin của bạn. Hãy cảnh giác cao độ với màn lừa đảo ngoạn mục này. Bạn có thể không nhận ra chúng là thư rác khi chúng xuất hiện dưới danh những dịch vụ mà bạn thường xuyên sử dụng.

Bọn tội phạm thường sử dụng ngôn ngữ mang tính chất đốc thúc để khiến bạn thực hiện lệnh yêu cầu ngay lập tức. Điều này nhằm mục đích tránh để bạn có thời gian suy nghĩ và phát hiện ra những điều không hợp lý của email nhận được.

Vậy, khi nhận được email, bạn nên kiểm tra địa chỉ người gửi trước. Việc liên hệ với người/ tổ chức gửi mail cho bạn sẽ là cần thiết nếu bạn không chắc chắn về nội dung yêu cầu trong email. Một cách khác cũng khá hiệu quả, lại dễ dàng, và không tiêu tốn nhiều thời gian mà bạn có thể thực hiện là rê chuột lên đường link URL trong email. Nên nhớ là chỉ rê chuột, và không được click vào link. Bạn có thể soát xem URL có lỗi chính tả, chứa ký tự bất thường hoặc có điểm đáng ngờ nào trên đường link không.

7. Ponzi và mô hình kim tự tháp

Bật mí cho bạn, Ponzi và mô hình kim tự tháp chính là trò lừa đảo kinh điển nhất trong giới lừa đảo tài chính. Với mô hình này, các nhà đầu tư cũ sẽ được trả tiền bằng cách lấy tiền từ những nhà đầu tư mới. Vậy, khi tham gia vào mô hình này, bạn sẽ có nhiệm vụ đi dụ dỗ thêm nhiều người mới tham gia để hưởng lợi. Dòng tiền sẽ dừng lại và người tham gia sẽ không được trả lương nữa khi không còn người mới tham gia vào mô hình. Những người cuối cùng, đứng ở chân của kim tự tháp, sẽ là những nạn nhân ‘thê thảm nhất’ trong mô hình này.

8. Mã độc Ransomware

Tương tự như Malware, Ransomware cũng là một loại phần mềm độc hại. Tuy nhiên nó hoạt động hoàn toàn khác với Malware. Chúng không hoạt động một cách âm thầm và lặng lẽ để rút tiền của bạn. Loại phần mềm này có khả năng khóa thiết bị điện tử của nạn nhân (điện thoại, máy tính), hoặc ngăn không cho chủ nhân thiết bị truy cập vào kho dữ liệu giá trị của họ. 

Chặn quyền truy cập vào các tệp tin hoặc cơ sở dữ liệu quan trọng là hình thức phổ biến nhất đối với dạng lừa đảo này. Những kẻ tấn công sẽ yêu cầu được chi trả một khoản tiền để giữ thông tin/ cơ sở dữ liệu được nguyên vẹn. Và nạn nhân, hoặc sẽ mất tiền và lấy lại được quyền truy cập, hoặc trường hợp khác sẽ là tiền mất tật mang.

Giải pháp chung để tránh bị lừa đảo tiền kỹ thuật số

  • Cài đặt phần mềm chống virus
  • Thường xuyên cập nhật các phiên bản mới cho các thiết bị của bạn
  • Luôn cảnh giác với các tệp và đường link được gửi qua email, tweet, hoặc tin nhắn cá nhân
  • Thực hiện sao chép các tệp tin quan trọng để có thể khôi phục dữ liệu khi bị đánh cắp

Lời kết

Team AZ rất mong qua bài viết này các bạn đã bổ sung thêm được một số kiến thức bổ ích phục vụ cho việc tìm hiểu chuyên sâu và phân tích, đánh giá đầu tư tiền kỹ thuật số. Để liên tục cập nhật tin tức và xu hướng của thị trường crypto, các bạn có thể:

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Portfolio