Ảnh hưởng của công nghệ blockchain đến ngân hàng
Công nghệ blockchain là một sự cải tiến vượt bậc trong lĩnh vực tài chính, nhất là khi nói đến các quá trình giao dịch tài chính.
Với hệ thống cũ truyền thống, khi thực hiện một giao dịch, thường phải có sự can thiệp của bên thứ ba, mà ở đây chính là ngân hàng/tổ chức tài chính. Ngân hàng làm nhiệm vụ trung chuyển tiền từ cá nhân/tổ chức này sang cá nhân/tổ chức kia. Và họ thực hiện việc sao chép các thông tin trên một hệ thống tập trung của ngân hàng. Và hiển nhiên, sổ cái này được ngân hàng duy trì, và quản lý nội bộ. Nó không bao giờ được công khai ra bên ngoài. Đồng thời, trong khi thực hiện giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng, người dùng còn phải chịu thêm rủi ro về việc lộ thông tin cá nhân, mà ở đây có thể dễ thấy nhất là tên người gửi và người nhận, được hiển thị trên màn hình giao dịch của hai bên.
Với blockchain, một kỷ nguyên mới trong giao dịch tài chính chính thức được mở ra. Mọi người không còn cần phải đặt niềm tin của mình vào bất kỳ bên thứ ba nào. Nói cách khác, vai trò trung gian bị loại bỏ khỏi cuộc chơi. Họ không cần phải lo ngân hàng sẽ đột ngột mất khả năng thanh khoản, và cũng không cần phải lo lắng sẽ có người can thiệp một cách tiêu cực vào giao dịch của mình. Tất cả những gì họ làm chỉ cần là tiến hành giao dịch. Blockchain giúp cho mọi thứ trở nên minh bạch. Mọi giao dịch đều được ghi lại trên blockchain như công việc mà sổ cái của ngân hàng làm. Tuy nhiên, không có một tổ chức nào nắm giữ sổ cái này. Việc thay đổi thông tin đã được ghi nhận trên chuỗi cũng rất khó hoặc thậm chí không thể được. Vì vậy mà thông tin được đảm bảo độ chính xác cao. Đồng thời, quyền riêng tư cũng được bảo mật tốt hơn do thông tin hiển thị công khai khi có giao dịch xảy ra chỉ là khối lượng và địa chỉ ví tham gia giao dịch. Nhờ có tất cả những yếu tố trên, ngày càng có nhiều người tin dùng công nghệ blockchain, góp phần nâng cao độ uy tín của nó so với hệ thống ngân hàng truyền thống.
Một điều đáng chú ý khác chính là sự tiện lợi trong việc giao dịch với khối lượng lớn của Blockchain. Bạn sẽ tiết kiệm được một lượng thời gian đáng kể, cùng với một chi phí kha khá khi thực hiện giao dịch thông qua blockchain so với hệ thống ngân hàng. Bạn cũng không sợ giao dịch của bạn bị gián đoạn bởi bất kỳ yếu tố bên ngoài nào trong suốt quá trình giao dịch đang được thực hiện (processing…)
Nói đến đây thôi thì chắc hẳn các bạn cũng đã mường tượng được những lợi ích to lớn mà blockchain mang lại đúng không nào? Vậy, để tìm cách ngăn chặn sự đào thải, các ngân hàng và tổ chức tài chính nhận ra rằng họ phải tìm cách áp dụng công nghệ blockchain. Điều thú vị là blockchain không hẳn là một đối thủ, mà còn có thể coi là một trợ thủ đắc lực giúp cải thiện hệ thống tài chính, ngân hàng phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng về mọi mặt cũng như thị hiếu mới của người dùng.
Liệu ngân hàng & tổ chức tài chính có thể đối đầu với blockchain không?
Theo Harvard Business Review, blockchain sẽ ảnh hưởng đến các ngân hàng như cách mà những gì mà internet đã làm với phương tiện truyền thông. Từ quan điểm của các ngân hàng và tổ chức tài chính, điều này thật đáng sợ khi vào những năm 1990, các phương tiện truyền thông chính thống đã chế giễu dự đoán rằng chẳng bao lâu nữa mọi người sẽ đọc tin tức trực
tuyến thay vì từ báo chí. Hai thập kỷ sau, tiền điện tử và blockchain gây ra mối đe dọa tương tự đối với các ngân hàng và các tổ chức tài chính.
Riêng đối với việc gọi vốn trực tiếp trên blockchain, các doanh nghiệp đã tiết kiệm được một khoản lớn chi phí và thời gian so với việc chứng khoán hóa và gọi vốn thông qua ngân hàng. Các sự kiện ICO (Initial Coin Offerings – Huy động vốn ban đầu) và IEO (Initial Exchange Offerings) mang lại cho các dự án mới cơ hội huy động vốn mà không cần đến các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Các bạn có thể tham khảo khái niệm về ICO và IEO qua bài viết này.
Tuy nhiên, các tổ chức này không cần lo lắng vì blockchain cung cấp giải pháp cho nhiều vấn đề mà họ phải đối mặt thay vì lấy đi ‘miếng cơm’ của nó. Công nghệ blockchain có tất cả các đặc điểm hấp dẫn và cần thiết để tạo ra một hệ thống xử lý các vấn đề liên quan đến tiền bạc. Nó minh bạch, an toàn, bảo mật, tương đối rẻ hơn và phi tập trung.
Công nghệ này mang lại sự an toàn và bảo mật tối ưu khi trao đổi dữ liệu, thông tin và quan trọng nhất là tiền bạc. Người dùng cũng có thể tận dụng cơ sở hạ tầng mạng minh bạch với chi phí hoạt động thấp được hỗ trợ bởi phân quyền.
Tất cả những đặc điểm này làm cho blockchain trở nên đáng tin cậy hơn, rất hứa hẹn và là giải pháp được yêu cầu cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.
Các lợi ích và các trường hợp sử dụng cho chuỗi khối của các ngân hàng & tổ chức tài chính
Blockchain cung cấp cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác rất nhiều lợi ích bao gồm;
- Giảm chi phí – blockchain mở đường cho sự an toàn, hiệu quả cao hơn và cải thiện sự hài lòng của khách hàng. Công nghệ này được dự đoán sẽ tiết kiệm cho các tổ chức này khoảng 15-20 tỷ đô la chi phí cơ sở hạ tầng chỉ tính riêng vào năm 2022.
Ví dụ cụ thể cho khả năng trên là bằng cách sử dụng các hợp đồng thông minh, các ngân hàng sẽ có thể giảm tương tác với các trung gian và đối tác, do đó giảm chi phí cần thiết để duy trì và thực hiện hợp đồng.
- Giao dịch nhanh hơn – Tất cả những gì ngân hàng cần làm để xử lý giao dịch là nhập các mục thuộc sổ cái để có thể di chuyển các tài sản như tiền bằng công nghệ blockchain. Nhờ vậy, blockchain giúp giảm lượng thời gian cần thiết để giải quyết các giao dịch. Thay vì mất 1-3 ngày thường mất để xác minh chuyển tiền, khách hàng của ngân hàng có thể nhận được xác minh trong vòng vài phút hoặc vài giờ. Tức, các giao dịch này sẽ xảy ra trong thời gian thực.
- Bảo mật được cải thiện – Các ngân hàng có thể bảo mật thông tin giao dịch thông qua sổ cái được chia sẻ bằng hệ thống blockchain (sử dụng các node mạng để lưu trữ thông tin và xác nhận giao dịch). Điều này không thể thực hiện được thông qua các hệ thống tập trung. Nó khiến cho việc xâm nhập và gây hại một hệ thống trở nên khó khăn hơn.
- Chất lượng dữ liệu được cải thiện – Khi nhiều dữ liệu ngân hàng tồn tại ở nhiều nơi và được các node trên blockchain xác thực, độ chính xác của thông tin sẽ được đảm bảo hơn. Điều này giúp hạn chế tình trạng giả mạo, làm sao thông tin mà các tổ chức tài chính/ngân hàng hiện đang gặp phải. Nhờ vào blockchain, các tổ chức này có thể lưu trữ dữ liệu của họ theo cách mà nó có thể được truy cập và thay đổi chỉ theo các quy tắc được xác định trước.
- Hợp đồng thông minh: cho phép tự động hóa các thỏa thuận thông qua một mã tất định và chống giả mạo hoạt động trên blockchain. Tiền được giữ an toàn trong ký quỹ và chỉ được giải phóng khi các điều kiện trong hợp đồng được thỏa.
Tóm lại, các ngân hàng & tổ chức tài chính sẽ áp dụng công nghệ blockchain mặc dù chậm chạp vì một số lý do nhất định.
Lời kết:
Team AZ rất mong qua bài viết này các bạn đã bổ sung thêm được một số kiến thức bổ ích phục vụ cho việc tìm hiểu chuyên sâu và phân tích, đánh giá đầu tư tiền kỹ thuật số. Để liên tục cập nhật tin tức và xu hướng của thị trường crypto, các bạn có thể:
- Theo dõi website của AZcoinvest
- Tham gia nhóm các nhóm Telegram
- Follow