CÔNG CỤ TÀI CHÍNH LÀ GÌ ?
Công cụ tài chính là một tài sản có thể giao dịch được. Bao gồm tiền mặt, các kim loại quý (vàng, bạc, kim cương,…), một hồ sơ xác nhận quyền sở hữu một thứ gì đó (công ty, doanh nghiệp, tài nguyên,…), quyền giao hoặc nhận tiền mặt,… Các công cụ tài chính có thể rất phức tạp, nhưng cơ bản là bất cứ thứ gì chúng đại diện cho thì chúng đều có thể giao dịch được.

Các công cụ tài chính có rất nhiều loại và được phân loại dựa trên các phương pháp khác nhau. Một trong những phân loại là dựa trên việc chúng là công cụ tiền mặt hay là công cụ phát sinh. Các công cụ phát sinh là công cụ có giá trị từ một thứ khác ví dụ như tiền mã hoá. Các công cụ tài chính cũng có thể được phân loại dựa trên nợ hoặc vốn chủ sở hữu.
Chúng ta có thể hiểu nghĩa của tiền mã hoá theo nhiều cách, bởi vì nó có thể thuộc về nhiều loại. Phân loại đơn giản nhất của nó là tài sản kỹ thuật số. Mặc dù vậy nhưng tiềm năng của tiền mã hoá là xây dựng một hệ thống tài chính và kinh tế hoàn toàn mới.
Theo nghĩa này, các đồng tiền mã hoá tạo nên một loại tài sản kỹ thuật số hoàn toàn mới. Khi hệ sinh thái phát triển, nhiều loại mới có thể được thiết lập, và ngược lại nó sẽ không xảy ra nếu hệ sinh thái không phát triển. Các ví dụ điển hình cho điều này là các thị trường trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi).
THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY LÀ GÌ ?
Thị trường giao ngay là nơi các công cụ tài chính được giao dịch với cái tên được gọi là “giao hàng ngay lập tức”. Trong bối cảnh hiện nay, giao hàng là việc trao đổi các công cụ tài chính để lấy tiền mặt. Tính độc đáo ở đây có vẻ như là vô ích, nhưng một số thị trường lại không quyết toán bằng tiền mặt ngay lập tức. Ví dụ, khi chúng ta nói về các thị trường tương lai, các tài sản sẽ được giao vào một ngày sau này (khi hợp đồng tương lai hết hạn).
Nói đơn giản hơn, thị trường giao ngay là nơi các nhà giao dịch được thực hiện “ngay lập tức“. Bởi vì các giao dịch được quyết toán ngay lập tức, giá thị trường hiện tại của một tài sản thường được gọi là giá giao ngay (giá spot).
Trong bối cảnh của thị trường mã hoá và thị trường spot của binance, bạn có thể trao đổi các loại coin với nhau. Nếu bạn muốn trao đổi BNB của mình sang BUSD, bạn có thể làm ngay trên thị trường giao ngay BNB/BUSD một cách dễ dàng. Tương tự đối với thị trường BNB/BTC,… Sau khi các lệnh của bạn đã khớp và thành công, coin của bạn sẽ được đổi ngay lập tức. Đây là cách đơn giản nhất để giao dịch hiệu quả.
GIAO DỊCH KÝ QUỸ LÀ GÌ ?
Giao dịch ký quỹ (margin trading) là một hình thức giao dịch sử dụng vốn vay từ bên thứ ba. Trên thực tế, giao dịch ký quỹ có thể khuếch đại kết quả giao dịch – theo cả nghĩa tích cực lẫn tiêu cực. Tài khoản ký quỹ cho phép các trader tiếp cận nhiều hơn với nguồn vốn và loại bỏ một số rủi ro liên quan. Bởi vì các trader có thể giao dịch cùng với một quy mô vị thế nhưng chỉ với ít vốn hơn trên sàn giao dịch tiền mã hoá.
Khi nhắc đến giao dịch ký quỹ, chắc chắn bạn sẽ thường xuyên nghe thấy các thuật ngữ kỹ quỹ và đòn bẩy.
- Ký quỹ liên quan đến số vốn bạn cam kết (tiền từ túi riêng của bạn).
- Đòn bẩy là con số mà bạn khuếch đại ký quỹ của mình.
Vì vậy, nếu bạn sử dụng đòn bẩy 2x, có nghĩa là bạn mở một vị thế gấp đôi số ký quỹ của bạn. Hay nếu dùng đòn bẩy 4x thì là vị thế gấp 4 lần giá trị ký quỹ.
Nhưng hãy cẩn trọng với việc thanh lý. Nếu bạn sử dụng đòn bẩy càng cao thì giá thanh lý càng gần với giá nhập lệnh của bạn. Nếu bị thanh lý, nguy cơ bạn sẽ bị mất toàn bộ tiền ký quỹ của mình. Bởi vậy, bạn hãy lưu ý về những rủi ro về giao dịch ký quỹ trước khi bắt đầu. Hãy xem các bài viết hướng dẫn giao dịch ký quỹ trước khi bắt đầu nhé !
Giao dịch ký quỹ thường được sử dụng phổ biến trong các giao dịch cổ phiếu, hàng hoá, sàn Forex, Bitcoin, tiền mã hoá,… Trong thiết lập truyền thống, tiền đi vay được cung cấp bởi một nhà môi giới đầu tư. Còn trong tiền mã hoá, tiền này được cho vay bởi sàn để đổi lấy một funding fee. Nhưng trong một số trường hợp khác, các trader khác trên nền tảng cũng có thể cung cấp tiền vay. Nó thường sẽ gắn liền với một lãi suất không ổn định bởi vì nó đi theo thị trường mở.
THỊ TRƯỜNG PHÁT SINH LÀ GÌ ?
Tài sản phát sinh là tài sản chính dựa trên giá trị của mình trên một thứ khác. Nó có thể là tài sản cơ bản hoặc giỏ tài sản. Các loại tài sản phổ biến là cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số thị trường, tiền mã hoá,…
Sản phẩm phát sinh có bản chất là một hợp đồng giữa nhiều bên. Nó lấy giá trị tài sản cơ bản làm tiêu chuẩn. Cốt lõi của tài sản được sử dụng làm điểm tham chiếu là sản phẩm phát sinh thu được giá trị. Một số ví dụ về các sản phẩm phát sinh là hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền và swap,…
Theo một số nguồn thông tin, thị trường phát sinh là một thị trường lớn nhất hiện nay. Bởi vì các công cụ phát sinh có thể tồn tại cho hầu như tất cả sản phẩm tài chính – ngay cả chính các công cụ phát sinh. Thực tế, các công cụ phát sinh có thể tạo ra từ các công cụ phát sinh, và các công cụ phát sinh khác sẽ được tạo ra từ các công cụ phát sinh đó. Nghe như là một ngôi nhà yếu được xếp từ các lá bài đúng không nhỉ ? Nhưng thị trường phát sinh cũng là một phần quan trọng trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
HỢP ĐỒNG KỲ HẠN VÀ TƯƠNG LAI LÀ GÌ ?
Hợp đồng tương lai (future contract) là một loại sản phẩm phát sinh, cho phép các trader suy đoán về mức giá trong tương lai của tài sản. Nó bao gồm sự thỏa thuận giữa các bên để thanh toán giao dịch vào một ngày sau đó – được gọi là ngày đáo hạn. Cũng như thị trường phát sinh, tài sản cơ sở của một hợp đồng có thể là bất kỳ loại tài sản nào. Trong đó các ví dụ phổ biến là tiền mã hoá, hàng hoá, trái phiếu, cổ phiếu,…
Ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai là ngày cuối cùng mà giao dịch diễn ra đối với hợp đồng đó. Vào cuối ngày hôm đó, hợp đồng hết hạn tại giá giao dịch cuối cùng. Quyết toán hợp đồng sẽ được xác định trước và nó có thể ở dạng quyết toán tiền mặt hoặc giao hàng trên thực tế.
Nếu quyết toán hợp đồng là giao hàng thực tế thì tài sản cơ bản của hợp đồng được trao đổi trực tiếp. Ví dụ tài sản cơ bản là các thùng dầu thì sẽ được giao trực tiếp các thùng dầu. Còn khi quyết toán bằng tiền, tài sản cơ bản sẽ không được trao đổi trực tiếp mà chỉ có giá trị mà nó đại diện.
HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI KHÔNG KỲ HẠN LÀ GÌ ?
Các sản phẩm tương lai là một sự lựa chọn tuyệt vời để các trader đầu cơ về giá của một tài sản. Nhưng họ phải làm gì nếu muốn duy trì vị thế của mình ngay cả sau khi hết hạn ? Chỉ cần một hợp đồng tương lai không kỳ hạn là bạn có thể giải quyết được vấn đề của mình.
Sự khác biệt giữa hợp đồng tương lai không kỳ hạn và hợp đồng tương lai thông thường là nó không bao giờ hết hạn. Nhờ đó các trader có thể đầu cơ về giá trị của tài sản mà bạn không cần lo lắng về việc hết hạn.
Nhưng cũng có một vấn đề riêng xảy ra, đó là điều gì sẽ xảy ra nếu giá của hợp đồng tương lai không kỳ hạn thực sự chênh rất nhiều so với giá tài sản cơ bản ? Bởi vì không có ngày hết hạn nên thị trường tương lai không kỳ hạn có thể có sự cách biệt giá đáng kể và liên tục so với thị trường giao ngay.
Bởi vậy nên nó thường áp dụng một funding fee giữa các trader. Hãy xem thị trường tương lai vĩnh cửu đang là giao dịch tại giá cao hơn thị trường giao ngay, trong trường hợp này, tỷ lệ funding sẽ là dương. Nghĩa là các vị thế dài (người mua) phải trả funding fee cho các vị thế ngắn (người bán). Việc này khuyến khích mọi người mua bán, khiến cho giá của hợp đồng giảm xuống, đưa nó gần hơn với giá giao ngay. Còn nếu ngược lại, nếu thị trường tương lai thấp hơn thị trường giao ngay thì tỷ lệ funding sẽ âm. Tại đây, các vị thế ngắn sẽ trả funding fee cho các vị thế dài, khuyến khích đẩy giá hợp đồng tăng lên.
Nói dễ hiểu hơn, nếu funding là dương thì vị thế dài trả phí cho vị thế ngắn. Ngược lại, nếu funding âm thì vị thế ngắn trả phí cho vị thế dài.
HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN LÀ GÌ ?
Nó là một loại sản phẩm phát sinh cung cấp cho bạn các quyền. Nhưng không phải nghĩa vụ, mua hoặc bán tài sản ở một mức giá cụ thể. Sự khác biệt giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn là trader không bắt buộc phải quyết toán khi sử dụng hợp đồng quyền chọn. Khi các trader mua hợp đồng quyền chọn, có nghĩa là họ đang đầu cơ trên cơ sở rằng giá sẽ đi theo một hướng.
Có hai loại hợp đồng quyền chọn:
- Quyền chọn mua – đặt cược vào việc giá sẽ tăng lên
- Quyền chọn bán – đặt cược vào việc giá sẽ giảm xuống
Như các loại sản phẩm phát sinh khác, hợp đồng quyền chọn có đa dạng các loại tài sản như chỉ số tài chính, hàng hoá, cổ phiếu, tiền mã hoá,…
Hợp đồng quyền chọn có thể cho phép sử dụng các chiến lược mang tính phức tạo cao và các phương pháp quản lý rủi ro, chẳng hạn như công cụ đảm bảo. Trong thị trường tiền mã hoá, các quyền chọn có thể là hữu ích nhất cho các miners muốn bảo vệ các khoản nắm giữ tiền mã hoá lớn của mình. Nhờ cách này, họ có thể bảo vệ được tốt hơn các sự kiện có thể tác động bất lợi đến tiền của họ.
THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI (FOREX) LÀ GÌ ?
Thị trường ngoại hối thường được gọi với cái tên là Forex (FX) là nơi mà các nhà giao dịch có thể trao đổi tiền tệ của một quốc gia sang loại tiền tệ của một quốc gia khác. Về bản chất, thị trường Forex là thứ quyết định tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ trên cả toàn cầu.
Chúng ta thường quan niệm rằng các đồng tiền tệ là tài sản lưu trữ an toàn nhất. Ngay cả thuật ngữ stablecoin cũng ngụ ý, về mặt lý thuyết, tiền tệ bằng cách nào đó sẽ không biến động và rất an toàn. Tuy nhiên, nó chỉ đúng ở một mức độ nào đó, bởi vì các đồng tiền tệ cũng phải trải qua những giao động lớn trên thị trường.
Giá trị của đồng tiền tệ được xác định bởi cung và cầu. Ngoài ra, chúng cũng bị ảnh hưởng bởi lạm phát hoặc các nguồn thị trường khác liên quan đến thương mại và đầu tư toàn cầu, các yếu tố chính trị,…
Các cặp tiền tệ có thể được giao dịch bởi các ngân hàng đầu tư, ngân hàng trung ương, công ty thương mại, công ty đầu tư, quỹ phòng hộ và trader Forex nhỏ lẻ. Thị trường Forex cũng cho phép việc đổi tiền trên toàn cầu nhằm mục đích phục vụ cho thanh toán thương mại quốc tế.
Thị trường Forex là một trong những yếu tố chính trị xây dựng nền kinh tế toàn cầu hiện đại. Thực tế, thị trường Forex là thị trường tài chính lớn nhất và có giá trị thanh khoản nhất trên thế giới.
TOKENS ĐÒN BẨY LÀ GÌ ?
Tokens đòn bẩy là tài sản giao dịch cho phép bạn sử dụng đòn bẩy với giá của tiền mã hoá mà không cần đáp ứng nhu cầu về việc nắm giữ vị thế có đòn bẩy. Nghĩa là bạn không cần phải quan tâm đến việc ký quỹ, thế chấp, vốn ban đầu, thanh khoản,…
Tokens đòn bẩy là một sản phẩm tài chính sáng tạo và tồn tại nhờ sức mạnh của blockchain. Tokens đòn bẩy ban đầu sẽ được giới thiệu bởi các sàn phát sinh, và sau đó được triển khai ở nhiều nơi khác. Nhưng ý nghĩa đằng sau của chúng vẫn giống nhau, là giúp Tokens hoá các vị thế đòn bẩy mở.
Các Tokens đòn bẩy còn đại diện cho các vị thế hợp đồng tương lai không kỳ hạn công khai ở dạng mã được token hoá. Nó là ví dụ điển hình của việc làm thế nào để công cụ phát sinh được tạo ra bởi một công cụ phát sinh. Bởi chúng có giá trị từ các vị thế tương lai – cũng là các công cụ phát sinh. Tokens đòn bẩy là một cách tuyệt vời để có được một đòn bẩy đơn giản cho một đồng tiền mã hoá.
Để liên tục cập nhập tin tức và xu hướng của thị trường crypto, các bạn có thể:
Theo dõi website của AZcoinvest
Tham gia các nhóm Telegram
–AZcoinvest – Solana & BSC Gem
–AZCoinvest – NFT Gaming & Marketplace
Follow
Và tham gia vào group AZcoinvest – Tài chính (Crypto & Forex)