Các thông số phân tích kỹ thuật

CHỈ BÁO PHÂN TÍCH KỸ THUẬT LÀ GÌ ?

Các chỉ báo kỹ thuật dùng để tính toán những thông số liên quan đến công cụ tài chính. Những tính toán này có thể dựa trên giá, khối lượng, dữ liệu trên chuỗi, … Các nhà phân tích kỹ thuật sẽ dựa trên các giả định là các mô hình giá lịch sử có thể chỉ ra các biến động giá trong tương lai. Nhờ đó, các trader sử dụng phân tích kỹ thuật có thể sử dụng một loạt các chỉ báo kỹ thuật để xác định các điểm vào và thoát tiềm năng. 

Các chỉ báo kỹ thuật có thể được phân loại bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tiêu chí để phân loại là :

  • Các chỉ báo nhanh
  • Các chỉ báo chậm 
  • Các chỉ báo trùng 

 Ngoài ra còn có các loại chỉ báo khác, nhằm mục đích đo lường những khía cạnh cụ thể khác của thị trường, chẳng hạn như chỉ báo động lượng,…

Chắc bạn sẽ tự hỏi, vậy chỉ báo phân tích kỹ thuật nào là tốt nhất ? Azcoinvest xin trả lời là không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Bởi vì các trader có thể sử dụng nhiều loại chỉ báo kỹ thuật khác nhau và lựa chọn của họ chủ yếu đưa ra trên chiến lược giao dịch cá nhân của bản thân mình.

CHỈ BÁO NHANH VÀ CHỈ BÁO CHẬM

Chỉ báo nhanh (leading indicator)  là các chỉ báo hướng tới các xu hướng mới hoặc xu hướng đảo chiều xảy ra trong tương lai. Nó thường hữu ích trong việc phân tích ngắn hạn và trung hạn. Nó được sử dụng khi các nhà phân tích dự đoán một xu hướng và đang tìm kiếm các công cụ thống kê để hỗ trợ xác nhận giả thuyết của mình.  Chỉ báo chậm (lagging indicator) là các chỉ báo đưa ra các tín hiệu và xác nhận các sự kiện, xu hướng đã xảy ra hoặc đang được diễn ra. Nó rất hữu ích, giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn về các khía cạnh của thị trường. Bởi vậy, người ta thường dùng chỉ báo chậm để phân tích biểu đồ dài hạn.
Chỉ báo nhanh và chậm
Chỉ báo nhanh và chậm

CHỈ BÁO ĐỘNG LƯỢNG LÀ GÌ ?

Chỉ báo động lượng là các công cụ được các trader sử dụng để hiểu rõ hơn về tốc độ hoặc tỷ lệ thay đổi giá. Nó thường được sử dụng cho phân tích ngắn hạn và sử dụng tốt khi kết hợp với các chỉ báo và công cụ khác. Bởi vì nó không hoạt động để xác định hướng giá di chuyển.

Các chỉ báo động lượng cho thấy sự chuyển động của giá theo thời gian và mức độ mạnh mẽ của chúng, ngay cả khi tăng hay giảm. Nhờ đó phục vụ cho các mục tiêu của các trader thường là tham gia các giao dịch khi đà cao và thoát khi đà bắt đầu có dấu hiệu giảm. 

Nếu biến động giá thấp, giá sẽ có xu hướng biến động trong một phạm vi nhỏ. Nhưng khi áp lực gia tăng, giá sẽ tạo ra một xung đột lớn, phá vỡ ra khỏi phạm vi. Đây chính là lúc các trader giao dịch theo đà hoạt động mạnh mẽ và sôi nổi nhất.

Sau khi các trader đã thoát khỏi vị thế và kết thúc giao dịch, họ sẽ chuyển sang một tài sản khác có động lượng cao và cố gắng lặp lại được kế hoạch tương tự trước đó. Vì vậy mà các chỉ báo động lượng thường được sử dụng trong giao dịch theo ngày, lướt sóng v giao dịch ngắn hạn.

KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH LÀ GÌ ?

Khối lượng giao dịch biểu thị cho dòng tiền đang hoạt động trên thị trường. Nó được coi là một chỉ báo tinh tuý, thể hiện số lượng các đơn vị riêng lẻ được giao dịch của một tài sản trong một thời gian nhất định. 

Các trader có thể đo lường sức mạnh của xu hướng cơ bản bằng cách sử dụng khối lượng giao dịch. Khi khối lượng giao dịch tăng, tức là dòng tiền được bơm vào thị trường, còn nếu nó giảm thì dòng tiền đang được rút ra khỏi thị trường. Nó còn được xem là động lực để thúc đẩy đà tăng/giảm của giá. Đây là một lý thuyết hợp lý bởi vì một hoạt động giao dịch cao sẽ tương ứng với một khối lượng giao dịch lớn vì có nhiều trader và các nhà đầu tư đang hoạt động tại mức giá này. Nhưng nếu biến động giá không đi cùng với khối lượng giao dịch lớn thì tức là xu hướng cơ bản được coi là xu hướng yếu.

CHỈ SỐ SỨC MẠNH TƯƠNG ĐỐI (RSI) LÀ GÌ ?

Chỉ số sức mạnh tương đối (Relative Strength Index – RSI) là một chỉ báo dao động dựa trên xung lượng, được dùng để đo tốc độ cũng như cường độ về các biến động có hướng của giá. Nói rõ hơn, nó là một chỉ báo thể hiện một tài sản bị quá mua hoặc quá bán. Bộ dao động này thay đổi trong khoảng 0 đến 100 và thường được biểu thị trên các biểu đồ dạng đường.

Về cơ bản, khi vẽ thành đồ thị, RSI cung cấp cho chúng ta một công cụ trực quan để theo dõi độ mạnh/yếu của thị trường cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Nếu đà tăng đang tăng trong khi giá đang lên, xu hướng tăng có thể được coi là mạnh. Và ngược lại, nếu đà giảm trong một xu hướng tăng thì nó là xu hướng tăng yếu. Lưu ý trong trường hợp này, khả năng cao sẽ dẫn đến tình huống đảo chiều.

Như AZcoinvest đã đề cập lần trước, nếu RSI hoạt động theo kiểu truyền thống, giá trị RSI nếu dưới 30 thì được coi là tài sản quá bán. Và RSI trên 70 được coi là tài sản quá mua.

Khi thực hiện RSI, bạn nên cân nhắc và thực hiện ở một mức độ cẩn thận. Bởi RSI có thể đạt giá trị cực đoan trong các điều kiện thị trường đặc biệt và thậm chí xu hướng thị trường đó vẫn sẽ tiếp tục trong một thời gian.

ĐƯỜNG TRUNG BÌNH ĐỘNG (MA) LÀ GÌ ?

Đường trung bình động (moving average) là một chỉ báo kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong thị trường tài chính, giúp “làm mượt” hành động giá và giúp phát hiện xu hướng thị trường dễ dàng hơn. Bởi vì MA giúp lọc nhiễu khỏi các tín hiệu giá ngắn hạn ngẫu nhiên từ thị trường, và nó dựa trên các giá cả trong quá khứ nên MA chỉ báo chậm theo xu hướng.

Hai loại đường trung bình động được sử dụng phổ biến là đường trung bình động đơn giản (Simple Moving Average -SMA) đường trung bình động theo hàm mũ (Exponential Moving Average – EMA).

 

SMA

Trọng số được chia đều cho các mức giá gần đây với công thức :

SMA phản ứng chậm hơn với các sự kiện gần đây trong hành động giá.

EMA

Trọng số thiên về những mức giá gần đây hơn


EMA phản ứng nhanh với các sự kiện gần đây trong hành động giá.

Đường trung bình động có thể giúp bạn dễ dàng nghiên cứu và xác định thị trường. Vì nó là một chỉ báo chậm nên thời gian biểu diễn càng dài, độ trễ sẽ càng lớn. Do vậy, đường trung bình động 200 ngày sẽ phản ứng chậm hơn trong việc biểu diễn hành động giá so với đường trung bình động 100 ngày. 

ĐƯỜNG TRUNG BÌNH ĐỘNG HỘI TỤ PHÂN KỲ (MACD) LÀ GÌ ?

Đường trung bình động hội tụ phân kỳ ( Moving Average Convergence Divergence – MACD) là một chỉ báo thị trường rất phổ biến mà các trader hay dùng, cũng như được tin tưởng và áp dụng rộng rãi. Nó là một dao động sử dụng hai đường trung bình động để biểu diễn đà của một thị trường. Vì nó theo dõi một hành động giá đã xảy ra nên được xem là một chỉ báo chậm.

MACD thể hiện :

  • Tín hiệu mua bán cổ phiếu
  • Xác định độ mạnh của xu hướng
  • Nhiều nhà đầu tư còn xem đường MACD để đánh giá tài sản có bị quá mua hay quá bán không

MACD thường được tạo thành từ hai đường – đường MACD và đường tín hiệu. Các cách thức hoạt động của nó trên các biểu đồ là :

  • Đường MACD và đường tín hiệu là các đường trung bình động, có thể xem xét các đường này để nhận ra xu hướng giá
  • Biểu đồ Histogram dùng để đo mức độ phân kỳ hay hội tụ của hai đường ở trên, cho thấy tốc độ biến đổi giá tại một thời điểm nào đó là nhanh hay chậm
  • Đường Zero là mốc tính bắt đầu của xu hướng

Đường giao thoa giữa hai đường thường là một sự kiện đáng chú ý khi nhắc đến MACD. Nếu đường MACD cắt đường tín hiệu theo hướng đi lên trên thì nó là một tín hiệu tăng giá. Ngược lại, nếu MACD cắt đường tín hiệu theo hướng đi xuống thì nó là một tín hiệu giảm giá. 

HỒI QUY FIBONACCI LÀ GÌ ?

Hồi quy FIBONACCI là một công cụ cho phép hỗ trợ việc phân tích kỹ thuật nhằm dự kiến các vùng có cơ hội kiếm lời trên biểu đồ theo dõi. Việc này sử dụng thông qua tỷ lệ Fibonacci. Những con số trong chuỗi Fibonacci được phát hiện vào thế kỷ 13 – cách đây hơn 700 năm bởi một nhà toán học người Ý tên là Leonardo Fibonacci.

Các chỉ số Fibonacci hiện là một phần của nhiều chỉ báo phân tích kỹ thuật và hồi quy Fib là một trong những chỉ báo phổ biến nhất. Nó sử dụng các tỷ lệ phần trăm để vẽ lên biểu đồ và để cho các trader sử dụng chúng nhằm xác đinh ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng.

Tỷ lệ Fibonacci :

  • 0%
  • 23,6%
  • 38,2%
  • 61,8%
  • 78,6%
  • 100%

Ngoài ra, tỷ lên Fibonacci ngoài phạm vi 100 cũng có thể sử dụng được như 161,8% , 261,8% , 423,6%. Về mặt kỹ thuật, 50% không phải là một con số thuộc hệ Fibonacci nhưng nó là một con số được rất nhiều các trader coi trọng khi sử dụng công cụ này.

Mục đích chính của việc biểu diễn các tỷ lệ phần trăm trên biểu đồ là tìm ra các vùng quan tâm. Thông thường, các trader sẽ chọn hai điểm giá quan trọng trên một biểu đồ và ghim các giá trị từ 0 đến 100 của hồi quy Fib vào. Phạm vi được phác thảo ra để làm nổi bật các điểm vào và thoát tiềm năng, giúp xác định điểm đặt lệnh stop-loss (dừng lỗ).

CHỈ BÁO STOCHASTIC RSI (STOCHRSI) LÀ GÌ ?

StochRSI là một bộ giao động động lượng được sử dụng để kiểm tra xem tài sản có bị dư mua hay dư bán hay không. Nó là công cụ phát sinh của RSI vì nó được tạo ra từ các dữ liệu của RSI chứ không phải từ các dữ liệu giá. Stochastic được tạo ra từ công thức gọi là công thức dao động stochastic cho các giá trị RSI thông thường. Các giá trị RSI thông thường sẽ nằm trong khoản 0 đến 1 (hoặc 0 đến 100).

Bởi vì có tốc độ và độ nhạy cao hơn nên StochRSI có thể tạo ra rất nhiều tín hiệu giao dịch khó diễn giải. Tóm lại, nó rất hữu dụng khi mà ở gần các cực trên hoặc dưới của phạm vi của nó.

Chỉ số StochRSI vượt trên 0,8 được coi là đang dư mua và dưới 0,2 là dư bán. Giá trị 0 là chỉ số RSI đang ở giá trị thấp nhất trong khoảng thời gian đo, còn giá trị 1 cho thấy chỉ số RSI đang ở giá trị cao nhất trong khoảng thời gian đo (cài đặt mặc định thường là 14).

Giống như cách sử dụng chỉ số RSI, giá trị StochRSI dư mua hoặc dư bán không có nghĩa là giá chắc chắn sẽ đảo chiều. StochRSI chỉ đơn giản chỉ ra các giá trị RSI nằm gần các cực trị của các giá trị đọc được gần đây của chúng. 

Lưu ý : StochRSI nhạy cảm hơn so với RSI nên nó có xu hướng tạo ra nhiều tín hiệu sai hoặc sai lệch hơn.

BOLLINGER BANDS (BB)

Bollinger bands sử dụng để đo lường thanh khoản của thị trường và các trạng thái dư mua, dư bán. Chúng được tạo thành từ ba dải đường – SMA (giữa) cùng một dải trên và một dải dưới. Các cài đặt của từng nhà giao dịch có thể khác nhau nhưng thông thường thì các dải trên và dưới là hai độ lệch chuẩn so với giữa. Khi độ biến động tăng và giảm, khoảng cách giữa các dải cũng tăng và giảm theo.

Nói chung, nếu giá càng gần dải phía trên thì tài sản càng gần với trạng thái dư mua và ngược lại. Hầu hết là giá sẽ nằm giữa các dải, nhưng cũng có một vài trường hợp hiếm là giá sẽ nằm trên hoặc dưới các dải. Mặc dù sự kiện này có thể không phải là một tín hiệu của sự giao dịch nhưng nó có thể hoạt động như một dấu hiệu chỉ báo cho các trạng thái dư bán hoặc dư mua trên thị trường. 

Ngoài ra BB còn được gọi là siết. Nó chỉ báo cho một thời kỳ có thanh khoản thấp – nơi tất cả các dải nằm sát gần nhau. BB có thể sử dụng như một chỉ báo tính thanh khoản tiềm năng trong tương lai. Ngược lại, nếu các dải nằm xa nhau, nó có thể là dự báo cho một thời kỳ thanh khoản thấp sắp diễn ra.

MỨC GIÁ TRUNG BÌNH THEO KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH (VWAP) LÀ GÌ ?

Giá trung bình dựa trên khối lượng giao dịch (VWAP) là sự kết hợp sức mạnh của khối lượng giao dịch và hành động giá. Nó là giá trung bình của một tài sản trong một khoảng thời gian nhất định được tính theo khối lượng giao dịch. Điều này khiến các Trader dễ dàng hơn trong việc tính giá trung bình, vì nó cũng tính đến các mức giá có khối lượng giao dịch nhiều nhất.

Mức giá trung bình theo khối lượng giao dịch được sử dụng như một tiêu chuẩn cho quan điểm hiện tại trên thị trường. Tức là, khi giá thị trường nằm trên đường VWAP, nó có thể được coi là tăng giá. Ngược lại, nếu nó nằm dưới, thì là giảm giá. Sự khác biệt duy nhất giữa VWAP và các đường trung bình động khác là VWAP xem xét các khối lượng giao dịch.

Việc xác định thanh khoản cao hơn cũng có thể sử dụng VWAP. Các Trader sử dụng việc phá vỡ giá của VWAP như một tín hiệu giao dịch. Nhưng để giảm thiểu rủi ro, họ thường sẽ kết hợp các số liệu khác vào chiến lược của mình.

PARABOLIC SAR LÀ GÌ

Parabolic SAR (parabolic stop and reverse) là một chỉ báo trễ được sử dụng để xác định xu hướng và khả năng đảo chiều xảy ra. Nó có ba công dụng chính :

  • Xác định vị trí thoát lệnh (chốt lỗ và lời).
  • Xác định xu hướng.
  • Xác định điểm vào lệnh.

Parabolic SAR có điểm mạnh là giúp bạn thoát khỏi giao dịch sớm khi được cảnh báo là xu hướng có thể đạt kết thúc hơn là mục đích xác định xu hướng và giao dịch trực tiếp. 

Parabolic SAR được biểu diễn dưới dạng một dãy các chấm trên biểu đồ, ở trên hoặc dưới giá. Nếu xu hướng tăng, các dấu chấm nằm phía dưới biểu đồ giá. Đối với xu hướng giảm, các dấu chấm sẽ nằm phía trên biểu đồ giá. Còn đối với xu hướng mạnh (tăng và giảm), khoảng cách giữa giá và các dấu chấm càng mở rộng. Nếu thị trường không có xu hướng (đi ngang) thì các dấu chấm và giá thường xuyên cắt nhau, tỏ ra không hiệu quả.

Parabolic SAR cung cấp các thông tin sâu rộng, đặc sắc về hướng đi của xu hướng, thi trường, nó cũng xác định các điểm diễn ra đảo chiều xu hướng. Các Trader dùng nó để làm cơ sở cho việc đặt lệnh dừng lỗ.

Parabolic SAR cho ta tính năng hữu dụng nhất khi ở trong các xu hướng thị trường mạnh mẽ. Nếu nằm trong các giai đoạn thị trường không biến động, nó sẽ cho ra rất nhiều tín hiệu sai về các đảo chiều tiềm năng.

ĐÁM MÂY ICHIMOKU LÀ GÌ ?

Đám mây Ichimoku hay còn gọi là Ichimoku kinko hyo là một công cụ tích hợp của việc phân tích kỹ thuật được xây dựng dựa trên mô hình nến. Nó kết hợp rất nhiều chỉ báo trong một biểu đồ, nên có thể nói rằng Ichimoku là một trong những chỉ báo phức tạp nhất. Nghe có vẻ phức tạp và rối rắm, nhưng thật ra nó cũng dễ sử dụng bởi vì nó có thể tạo ra các tín hiệu giao dịch rất riêng biệt và được xác định rõ ràng.

Chỉ báo Ichimoku gồm có 5 đường gồm những đường hỗ trợ và kháng cự. Chúng giao nhau có thể được coi là một tín hiệu bổ sung :

  1. Tenkan-Sen (đường chuyển đổi – màu xanh)
  2. Kijun-Sen (đường cơ bản – màu đỏ)
  3. Senkou Span A (Đường chính yếu A – giới hạn màu xanh lá cây của đám mây)
  4. Senkou Span B (Đường chính yếu B – giới hạn màu đỏ của đám mây)
  5. Chikou Span (Đường còn lại – màu xanh lá cây)
Các chỉ báo ichimoku
Các chỉ báo ichimoku

Ichimoku xác định xu hướng và sự điều chỉnh :

  • Giá di chuyển trên đám mây, cho thấy xu hướng tăng
  • Giá di chuyển dưới đám mây, cho thấy xu hướng giảm
  • Giá di chuyển trong đám mây, cho thấy xu hướng đi ngang
  • Màu của đám mây thay đổi từ xanh sang đỏ, cho thấy sự điều chỉnh trong phạm vi xu hướng tăng
  • Màu của đám mây thay đổi từ đỏ sang xanh, cho thấy sự điều chỉnh trong phạm vi xu hướng giảm

Xác định sự hỗ trợ và mức kháng cự:

  • Đường chính yếu A của đường đầu tiên hỗ trợ với xu hướng tăng
  • Đường chính yếu B của đường thứ hai hỗ trợ với xu hướng tăng
  • Đường chính yếu A đầu tiên của mức kháng cự với xu hướng giảm
  • Đường chính yếu B của đường thứ 2 mức kháng cự với xu hướng giảm

Các dấu hiệu mạnh cho việc mua/bán xuất hiện phía trên đám mây

  • Đường chuyển đổi cắt đường cơ bản từ dưới lên, đây là dấu hiệu để mua.
  • Đường chuyển đổi cắt đường cơ bản từ trên xuống, đây là dấu hiệu để bán.

Để liên tục cập nhập tin tức và xu hướng của thị trường crypto, các bạn có thể:

Theo dõi website của AZcoinvest

Tham gia các nhóm Telegram

AZcoinvest News

AZcoinvest – Solana & BSC Gem

AZCoinvest – NFT Gaming & Marketplace

AZcoinvest Airdrop & Bounty

Follow

Twitter

Fanpage

Và tham gia vào group AZcoinvest – Tài chính (Crypto & Forex)

 

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Portfolio