Làm sao để mua Ethereum?
Để mua Ethereum, bạn cần thực hiện các lần lượt các bước sau:
Bước 1: Xác định một nền tảng để giao dịch
Tùy vào nhu cầu và mục đích cá nhân, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng để quyết định xem nền tảng giao dịch nào sẽ là phù hợp với mình nhất. Những nền tảng lớn có cung cấp Ethereum hiện nay có thể nhắc đến là: Coinbase, Kraken, Bitstamp, Gemini, Binance và Bitfinex.
Có hai loại sàn giao dịch:
- Sàn giao dịch fiat: giao dịch dễ dàng, nhanh.
- Sàn giao dịch tiền điện tử đến tiền điện tử (C2C – Cryptocurrency to Cryptocurrency): phù hợp với các nhà đầu tư muốn giao dịch nhiều loại tiền, hoặc có nhu cầu thường xuyên chuyển đổi các loại tiền khác nhau.
Cuối cùng, bạn phải chắc chắn về độ tin cậy của sàn giao dịch mà bạn chọn. Một số câu hỏi chính cần đặt ra khi cân nhắc trao đổi bao gồm: Trụ sở chính ở đâu?, Họ có giấy phép không?, Trang web của họ an toàn đến mức nào?, Tiền của bạn được bảo mật như thế nào?, và Ai là giám đốc điều hành? Trên toàn thế giới, Binance là sàn giao dịch hàng đầu tính theo doanh thu giao dịch. Trong khi đó, Coinbase đứng đầu danh sách này tại Hoa Kỳ.
Bước 2: Tạo tài khoản
Sau khi xác định được sàn giao dịch mà bạn muốn sử dụng, bạn có thể bắt đầu mở tài khoản trên sàn đã chọn. Bạn chỉ cần cung cấp các thông tin cá nhân theo yêu cầu của sàn và đi đến bước xác minh tài khoản. Mỗi sàn giao dịch có những cách thức xác minh tài khoản khác nhau. Bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thông tin được yêu cầu để hỗ trợ nhanh chóng cho quá trình này. Thời gian hồ sơ của bạn được phê duyệt có thể kéo dài từ một tiếng, vài tiếng đến một ngày, hoặc hai ngày.
Bước 3: Nạp tiền
Sau khi tài khoản được mở, bạn bắt đầu nạp tiền vào tài khoản của mình.
- Sàn Fiat: nạp tiền tại ngân hàng hoặc dùng thẻ ghi nợ. Thời gian hoàn thành giao dịch thường là tức thì.
- Sàn C2C: gửi tiền điện tử bằng mã từ vị trí này đến vị trí khác. Quá trình chuyển mã mất nhiều thời gian hơn một chút để hoàn tất, thường có thể lên đến một giờ.
Các sàn giao dịch tiền điện tử thường không yêu cầu giá trị tối thiểu quá cao cho các khoản đầu tư. Vì vậy bạn có thể đầu tư ít nhất là 5 đô la. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí thực hiện giao dịch, bạn có thể cân nhắc thực hiện những giao dịch lớn thay vì nhiều giao dịch nhỏ lẻ.
Bước 4: Bắt đầu giao dịch
Bước 5: Rút ETH vào ví
Khi bạn đã mua ETH thông qua sàn giao dịch, bạn có thể rút loại tiền tệ này vào tài khoản ngân hàng của bạn hoặc ví mà bạn kiểm soát. (XIN HÌNH CHO 2 LOẠI SÀN GIAO DỊCH)
- Trên sàn giao dịch Fiat: bạn dễ dàng rút ETH bằng cách bán và gửi tiền thu được vào tài khoản ngân hàng của bạn.
- Trên sàn C2C: bạn cần chuyển mã ETH của mình sang một sàn giao dịch fiat và sau đó bán để rút tiền mặt.
ETH và Ethereum dùng để làm gì?
Khác với Bitcoin, mục tiêu xây dựng Ether (ETH) trên hệ thống mạng Ethereum là để cung cấp thêm tiện ích giúp cải thiện cách hoạt động của blockchain, và hỗ trợ tạo các Dapps (ứng dụng phi tập trung). Tuy vậy, bạn vẫn có thể dùng ETH để mua và thanh toán các dịch vụ, hàng hóa tại một số địa điểm hoặc trang web nhất định.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn làm mất ETH?
Tương tự như Bitcoin, khi tạo ví riêng, bạn cần phải lưu lại seed phrase của mình để phục hồi ví sau khi mất. Tuy nhiên, nếu bạn làm mất ví và cũng không có cả seed phrase, thì tin buồn là bạn sẽ mất luôn ví và tất cả số ETH trong đó mãi mãi.
Bạn có thể hủy bỏ một giao dịch và lấy lại tiền với Ethereum không?
Khi thực hiện một giao dịch, nếu bạn chuyển nhầm tiền cho một địa chỉ ví nào đó, rất tiếc, bạn không thể lấy lại số tiền trên. Nguyên nhân là do đối với mạng phi tập trung, không có bên thứ ba nào tham gia vào giao dịch, và giúp bạn truy ra người đã gửi nhầm tiền. Hơn thế, do tính ẩn danh (tên chủ ví và các thông tin khác), bạn dường như không thể xác định người nhận tiền là ai.
Hai cách để kiếm tiền với Ethereum
Có hai hình thức chính để bạn tạo ra thu nhập trên nền tảng siêu điện toán Ethereum:
- Hình thức thứ nhất: mua một lượng ETH lớn và dự trữ dài hạn. Thường thì bạn sẽ mua và đợi cho đến khi ETH trở thành một đồng tiền được các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Lúc này, giá trị của đồng tiền sẽ tăng lên đáng kể và bạn có thể bán ra để thu lợi.
- Hình thức thứ hai: dùng ETH để trao đổi với những altcoins (đồng tiền điện tử khác).
Ngoài ra, ETH còn được dùng như một loại tài sản thế chấp để đi vay, hoặc nó là nguồn để cho vay, tạo ra các tài sản tổng hợp. Staking cũng là một ứng dụng khả thi để tạo ra thu nhập từ ETH.
Phương thức lưu trữ ETH. Ví nóng & Ví lạnh là gì?
ETH có thể được lưu trữ trên ví tiền điện tử. Nó như một tài khoản ngân hàng, nơi mà bạn có thể nhận, gửi, và lưu trữ ETH.
Hiện nay, có nhiều loại ví trên thị trường với những mức độ bảo mật khác nhau:
Ví lạnh (Cold Wallets) – Bảo mật cao. Ví không phải lúc nào cũng được kết nối với internet. Để sử dụng số tiền trên các ví này, bạn sẽ cần kết nối nó với internet.
- Ưu điểm:
- Cung cấp bảo mật tốt hơn vì khóa riêng của bạn được lưu trữ ngoại tuyến.
- Nhược điểm:
- Chi phí cao
- Rủi ro về giá khi giao dịch: trước khi có thể bắt đầu giao dịch, bạn phải gửi tiền điện tử từ ví lạnh đến một sàn giao dịch. Và khi giá tiền điện tử biến động theo phút, điều này có thể ảnh hưởng sâu sắc đến lợi nhuận của bạn.
- Khó sử dụng hơn: Ví lạnh thường yêu cầu ít nhất 10 phút để thiết lập ban đầu và bạn sẽ cần phải cắm điện và khởi động thiết bị của mình mọi lúc trước khi gửi tiền điện tử.
- Bất tiện: Ngay cả với tính năng di động của Ledger Nano X cho phép bạn kết nối thiết bị với điện thoại di động của mình qua bluetooth, ví lạnh vẫn không thuận tiện bằng ví di động vốn chỉ là một ứng dụng trên điện thoại của bạn.
Có 2 loại ví lạnh là Ví giấy (Paper Wallets) và Ví phần cứng (Hardware Wallets) – an toàn nhất.
Ví nóng (Hot Wallets) – Bảo mật trung bình. Ví luôn được kết nối với internet, cho phép bạn truy cập tiền của mình ngay lập tức.
- Ưu điểm:
- Cung cấp quyền truy cập ngay lập tức vào tất cả các khoản tiền của bạn bất cứ lúc nào
- Hoàn toàn miễn phí và cũng hỗ trợ nhiều nền tảng, cho phép bạn truy cập tiền của mình từ mọi nơi.
- Dễ sử dụng
- Thường được hỗ trợ bởi nhiều lớp bảo mật
- Thường cung cấp nhiều tùy chọn dự phòng thường không có sẵn trên ví lạnh.
- Người dùng được bảo hiểm cho số tiền mà họ gửi vào ví khi sử dụng ví nóng do các sàn giao dịch cung cấp
- Nhược điểm:
- Thường an toàn nhưng chúng vẫn không cung cấp mức độ bảo mật tương tự như ví lạnh. Vì những ví này luôn được kết nối với internet, nên luôn có nguy cơ bị tấn công cao hơn.
- Ví nóng chạy trên các máy chủ tập trung. Đây là những mục tiêu hàng đầu của tin tặc. Ngoài ra, các máy chủ này không thể xử lý số lượng giao dịch không giới hạn. Do đó, thỉnh thoảng bạn có thể gặp phải một số sự chậm trễ trong giao dịch.
- Một số ví nóng, như những ví do sàn giao dịch cung cấp, không cấp cho bạn quyền truy cập vào các khóa cá nhân của mình. Do đó, bạn không bao giờ có toàn quyền kiểm soát tiền của mình trong trường hợp này.
Có 3 loại ví nóng là: Ví máy tính để bàn (Desktop Wallets), Ví di động (Mobile Wallets), và Ví Hybrid (Hybrid Wallets)
Lời kết
Team AZ rất mong qua bài viết này các bạn đã bổ sung thêm được một số kiến thức bổ ích phục vụ cho việc tìm hiểu chuyên sâu và phân tích, đánh giá đầu tư tiền kỹ thuật số. Để liên tục cập nhật tin tức và xu hướng của thị trường crypto, các bạn có thể:
- Theo dõi website của AZcoinvest
- Tham gia nhóm các nhóm Telegram
- Follow