Là nhà đầu tư crypto thì bạn cần có những kiến thức căn bản để bắt đầu con đường kiếm tiền của mình . Những khái niệm về tài chính thật sự rất khó nhằn và để hiểu nó một cách sâu sắc thì team AZ cũng cố gắng đưa ra những ví dụ so sánh liên tưởng để bạn đọc dễ dàng hình dung và hiểu sâu hơn.
Khái niệm Blockchain khá quen thuộc với chúng ta vậy nó Hoạt động như thế nào ? Tại sao ai cũng tung hô cũng như đánh giá cao về nó ? Nó có điểm gì đặc biệt cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nha.

Cách thức hoạt động của blockchain.
Cấu trúc của 1 blockchain sẽ bao gồm :
+ dữ liệu
+ hash ( hàm băm )
+ hash previous ( hàm băm của khối trước)

Blockchain được phân loại khác nhau:
- Data: thường chứa dữ liệu giao dịch ( người gửi, người nhận, số tiền)

- Hash ( hàm băm ): là một chuỗi thông tin được mã hóa có thể so sánh như 1 vân tay. Khối tạo ra thì hash cũng đc tạo ra . Thay đổi bên trong khối thì hash cũng thay đổi

- Hash previous: ko chứa mã nào và được mặc định là 0000. Hash previous khối đầu tiên trong blockchain gọi là khối nguồn gốc

Các chuỗi khối trước và sau sẽ liên kết mô tả qua các hàm Hash.

Chúng ta sẽ giả định 1 trường hợp về hacker đột nhập vào hệ thống blockchain.
Ở chuỗi khối gốc hacker đã vượt qua một cách dễ dàng do có hàm hash previous là 0000 . tiếp tục đến chuỗi thứ 2
hacker can thiệp vào làm cho blockchain chuỗi khối này thay đổi. những khối 3-4-5… phía sau có hàm hash ko khớp với chuỗi thứ 2 do không còn chứa 1 hash hợp lệ của chuỗi trước
Vậy nhận định rằng khi có bất kỳ 1 hàm hash thay đổi nào thì các hàm hash của chuỗi phía sau ko hợp lệ chìa khóa đầu tiên của chuỗi khối .

Tuy nhiên với ứng dụng công nghệ ngày nay thì việc thay đổi hàm hash ở một chuỗi và làm cho các hàm hash chuỗi phía sau sẽ cập nhật trở thành hợp lệ nên đã có thêm 1 cơ chế hỗ trợ nữa là POW ( Proof of Work )
Mục đích của cơ chế này là giúp việc tạo ra khối mới chậm lại
Thường thì 1 chuỗi mới được tạo ra trong khoảng 10p giúp các khối không thể xáo trộn được vì nếu bạn xáo trộn thì bạn phải tính toán các pow cho tất cả các khối tiếp theo
Vậy blockchain an toàn nhờ vào cơ chế hash và pow .

Nhưng để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì chuỗi khối sẽ hỗ trợ thêm một cơ chế phân tán
giao thức P2P trong giao thức này ai cũng được phép tham gia.

Khi ai đó đăng nhập vào mạng này thì họ sẽ nhận được 1 bản sao đầy đủ của Blockchain dựa trên bản sao này họ có thể xác minh tất cả mọi thứ vẫn theo thứ tự .

VD DỄ NHẬN BIẾT
Một khối mới được tạo ra . Khối mới này sẽ được gửi đến cho những người trên mạng này . sau đó những những này ( nút ) sẽ xác minh khối này đúng không bị giả mạo sau khi quá trình xác minh xong các khối này sẽ được thêm vào blockchain riêng của họ .


Tất cả mọi người sẽ xác nhận và quyết định khối này đúng bằng nguyên tắc bỏ phiếu >50% đối với khối hợp lệ ngược lại đối với khối không hợp lệ sẽ bị từ chối bởi các nút khác nhau trong mạng.
Vậy để can thiệp thành công 1 blockchain bạn phải can thiệp các khối trên , làm lại pow chiếm quyền kiểm soát > 50% nút thì mới được xem là thành công

Công nghệ Blockchain ngày càng phát triển tạo ra các hợp đồng thông minh. Nó là một hợp đồng đơn giản lưu trữ trên Blockchain tự động trao đổi đồng tiền trên một số điều kiện nhất định . Tìm hiểu thêm về hợp đồng thông minh qua các bài sau .
Tổng kết
Với những ứng dụng đặt biệt của Blockchain hiện tại đã và đang được ứng dụng nhiều trên thế giới nhưng nó chỉ phát triển mạnh trong thế giới tiền mã hóa . Cũng hy vọng trong khoảng một thời gian không xa thì nó sẽ được ứng dụng rộng rãi hơn trên nhiều lĩnh vực hạn chế được sức người trong tương lai.
Nguồn : youtube blockchain