Cách tính khối lượng vị thế trong giao dịch

Quản lý rủi ro là việc bạn nên làm trong bất cứ các cuộc đầu tư to hay nhỏ nào. Việc cháy tài khoản, chịu tổn thất nặng nề là một việc rất hiển nhiên khi mà bạn không quản lý rủi ro. Các lợi ích của bạn, thành tựu của bạn trong thời gian qua sẽ bị mất hết chỉ vì giao dịch được quản lý kém.

Điều quan trọng phải nhớ trong giao dịch hay đầu tư là không được đưa ra các quyết định mang tính cảm xúc bởi nó là nguyên nhân mang lại các rủi ro tài chính rất cao. Mọi người cần phải kiểm soát cảm xúc của bản thân để không ảnh hưởng đến các quá trình giao dịch, không khiến bạn bị “cháy ví”. Hãy thêm nó vào quy tắc hệ thống giao dịch để giúp bạn có thể loại bỏ các quyết định không cần thiết như trên và các quyết định vội vàng, bốc đồng.

Khi thiết thập hệ thống, hãy chú ý đến thời hạn đầu tư và khả năng chịu rủi ro của bạn, bạn có thể mạo hiểm với bao nhiêu vốn,… Ngoài ra còn rất nhiều khía cạnh khác nữa, nhưng trong bài viết này, AZCoinVest sẽ chú trọng đến khối lượng vị thế trong các giao dịch riêng lẻ, nên hãy cùng AZ đi hết bài viết nhe !

CÁCH XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC TÀI KHOẢN

Đây có lẽ là một bước đơn giản nhưng nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các Trader. Khi là người mới bắt đầu, xác định kích thước tài khoản giúp bạn có thể phân bổ một số phần tài sản nhất định trong danh mục đầu tư cho các chiến lược khác nhau. Nhờ đó, bạn có thể theo dõi chính xác hơn quá trình giao dịch và cắt giảm các nguy cơ rủi ro.

Ví dụ: giả sử bạn tin vào tương lai của bitcoin và có một vị thế dài hạn nằm gọn trong ví phần cứng thì có lẽ tốt nhất không nên coi đó là vốn giao dịch.

Nói đơn giản, xác định khối lượng tài khoản là tính toán số vốn khả dụng có thể phân bổ cho một chiến lược giao dịch cụ thể.

CÁCH XÁC ĐỊNH RỦI RO TÀI KHOẢN

Sau khi xác định kích thước tài khoản, bước tiếp theo của chúng ta là xem xét và đánh giá mức độ rủi ro. Nó liên quan đến việc quyết định bao nhiêu phần trăm vốn khả dụng của bạn sẵn sàng mạo hiểm trên sàn giao dịch.

QUY TẮC 2%

Trên hệ thống tài chính truyền thống, một chiến lược có đầu tư được gọi là quy tắc 2%. Tức là một nhà giao dịch không nên mạo hiểm quá 2% số tài sản của họ trên giao dịch. Nhưng dựa vào thị trường tiền mã hoá đang cực kì biến động, mọi người cũng có thể điều chỉnh nó cho phù hợp với các giao dịch.

Quy tắc 2% là một chiến lược phù hợp với phong cách đầu tư dài hạn, ngoài ra nó cũng phù hợp với các công cụ ít biến động hơn so với tiền điện tử. Nếu bạn là một nhà giao dịch mới bắt đầu và rất tích cực thì con số đặt cược rủi ro bé hơn có thể là một sự cứu cánh cho bạn. Hãy sửa nó thành quy tắc 1% để bạn được an toàn hơn.

Nhưng đối với quy tắc này, bạn không nên mạo hiểm hơn 1% tài khoản của mình trong một giao dịch. Nó không có nghĩa là bạn chỉ giao dịch 1% vốn khả dụng của mình, mà nó có ý nghĩa là nếu ý tưởng giao dịch của bạn sai và điểm dừng lỗ đạt đến điểm dừng, bạn chỉ mất 1% tài khoản.

CÁCH XÁC ĐỊNH RỦI RO GIAO DỊCH

Đây là một xem xét quan trọng và được sử dụng cho hầu như tất cả các chiến lược. Khi nói đến giao dịch và đầu tư, thua lỗ là một phần không thể thiếu trong đó. Đây là một trò chơi xác suất, ngay cả những nhà giao dịch giỏi nhất cũng có những tỷ lệ thất bại nhất định. Nhưng trên thực tế, các nhà giao dịch có thể thực hiện nhiều giao dịch sai hơn đúng, nhưng họ vẫn có lãi. Đó là nhờ quản lý rủi ro tốt và nghiêm túc, có chiến lược giao dịch tốt.

Tóm lại,mọi ý tưởng giao dịch đều phải có một điểm vô hiệu. Trường hợp này nghĩa là “ý tưởng ban đầu của chúng ta đã sai, nên rời khỏi vị trí này để giảm thiểu thiệt hại hơn nữa. Đơn thuần tức là chúng ta sẽ đặt lệnh dừng lỗ (stop-loss).

Cách xác định điểm này hoàn toàn dựa trên các chiến lược giao dịch riêng lẻ và thiết lập cụ thể. Điểm vô hiệu có thể dựa trên các thông số kỹ thuật của vùng kháng cự và vùng hỗ trợ. Ngoài ra cũng có thể dựa trên các chỉ số, một điểm phá vỡ cấu trúc thị trường,…

Sẽ không có cách tiếp cận một kích cỡ cụ thể và phù hợp để xác định mức dừng lỗ của bạn. Bạn nên tự quyết định chiến lược phù hợp với phong cách của bạn và xác định điểm vô hiệu trên đó.

CÁCH TÍNH KHỐI LƯỢNG VỊ THẾ

Giả sử, chúng ta có tài khoản $5000. Chúng ta đã thiết lập tư duy là sẽ không mạo hiểm hơn 1% tài khoản cho một giao dịch. Nghĩa là ta sẽ chỉ mất dưới $50 cho 1 giao dịch.

Giả sử chúng ta đã phân tích thị trường và xác định rằng ý tưởng giao dịch của chúng ta bị vô hiệu 5% so với mức thu nhập ban đầu của chúng ta. Trên thực tế, khi thị trường đi ngược lại kỳ vọng của chúng ta đạt ở mức 5%, chúng ta thoát khỏi giao dịch và chịu lỗ $50. Nói cách khác, 5% vị thế sẽ bằng 1% tài khoản. 

  • Kích thước tài khoản – $5000
  • Rủi ro tài khoản – 1%
  • Điểm vô hiệu – 5%

Công thức tính các khối lượng vị thế như sau :

Công thức tính các khối lượng vị thế

Kích thước vị thế cho giao dịch này sẽ là $1000. Bằng cách tuân theo chiến lược này và thoát khỏi điểm vô hiệu, bạn có thể giảm thiểu tổn thất tiềm năng lớn hơn nhiều. Để thực hiện đúng mô hình này, bạn cần phải tính đến các khoản phí bạn sẽ phải trả. Hơn nữa, bạn nên cân nhắc về khả năng trượt giá, đặc biệt nếu bạn đang giao dịch một công cụ có tính thanh khoản thấp hơn.Để minh họa, hãy tăng điểm vô hiệu của chúng ta lên 10% trong khi giữ nguyên các giá trị khác

Dừng lỗ của chúng ta giờ gấp đôi khoảng cách so với mục nhập ban đầu. Bởi vậy, nếu muốn mạo hiểm số tiền tương tự như ví dụ trên thì kích thước vị  thế của ta sẽ giảm đi một nửa.

KẾT LUẬN

Việc tính toán các chiến lược vị thế không dựa trên các chiến lược tùy tiện, nó liên quan đến việc xác định rủi ro và xem xét trường hợp ý tưởng bị vô hiệu trước khi bước vào giao dịch. Một  khía cạnh quan trọng của chiến lược này là thực thi. Bởi vì khi bạn đã xác định được kích thước và điểm vô hiệu, bạn sẽ không thể ghi đè lên chúng một giao dịch đang được xảy ra.

Nhưng tất cả cũng là lý thuyết, để thành công trong thị trường tiền mã hóa, cách tốt nhất để các bạn học hỏi và tiếp thu nhanh chóng đó là thực hành. Hãy tham gia vào cộng đồng AZcoivest để được biết thêm nhiều bài học cũng như trao đổi với anh em nhiều kinh nghiệm nhé !

Để liên tục cập nhập tin tức và xu hướng của thị trường crypto, các bạn có thể:

Theo dõi website của AZcoinvest

Tham gia các nhóm Telegram

AZcoinvest News

AZcoinvest – Solana & BSC Gem

AZCoinvest – NFT Gaming & Marketplace

AZcoinvest Airdrop & Bounty

Follow

Twitter

Fanpage

Và tham gia vào group AZcoinvest – Tài chính (Crypto & Forex)

 

 

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Portfolio