Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 diễn ra khi hành loạt các hệ thống ngân hàng bắt đầu đổ vỡ, tình trạng đói tín dụng bắt đầu hoành hành và gia tăng, sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ diễn ra trên quy mô lớn ở Mỹ, Châu Âu,… và có điểm xuất phát là bởi do khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ. Sau khi làm chao đảo nền tài chính thế giới, đến tận hơn 10 năm sau, nó vẫn khiến con người băn khoăn về sự thay đổi và mong muốn tìm ra phương pháp tránh được việc tương tự xảy ra trong tương lai nhân loại.

TRONG SUỐT CƠN KHỦNG HOẢNG ĐÓ, ĐIỀU GÌ ĐÃ XẢY RA ?
Đến thời điểm bấy giờ, cuộc khủng hoảng tài chính 2008 vẫn được coi như là một cuộc đại suy thoái, tàn phá toàn bộ nền kinh tế một cách kinh khủng. Nó không những làm sụt giá bất động sản và thất nghiệp tràn lan cho thời điểm bấy giờ mà còn tác động nhất định đến những hệ thống tài chính của ngày nay.
Trong thống kê trên thế giới, hơn 10.000 tỷ USD bị cuốn trôi, 30 triệu người mất việc, 50 triệu người phải quay lại sống dưới cái quy chuẩn hơn cả nghèo khổ, gần 2,5 triệu doanh nghiệp phải phá sản và tận hơn 4 triệu ngôi nhà bị thu hồi chỉ trong vòng 2 năm. Bởi thế giới trở nên hỗn loạn nên sự bất ổn về an ninh lương thực cùng với sự mất cân bằng thu nhập khiến cho nhiều người cảm thấy mất niềm tin vào cơ chế đương thời.
Mặc dù được công bố chấm dứt khủng hoảng vào năm 2009 nhưng hậu quả mà nhân loại gánh chịu phải kéo dài cho đến tận bây giờ, đặc biệt là người Mỹ. Đến tận năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ mới đạt mức như trước khủng hoảng.
NGUYÊN NHÂN GÂY RA CUỘC ĐẠI SUY THOÁI
Khi nhắc đến vấn đề này, có rất nhiều nguyên nhân được đem ra phân tích. Khi “cơn bão khủng hoảng” đã hình thành và đạt đến cực điểm của nó, khiến khủng hoảng tài chính nổ ra và trở nên nghiêm trọng. Các tổ chức tài chính liên tục đưa ra các gói vay mạo hiểm – phần lớn là gói vay thế chấp là nguyên nhân của một gói cứu trợ khổng lồ xuất hiện để giải cứu những người tham gia.
Có thể nói rằng, thị trường bất động sản của Mỹ rơi vào khủng hoảng là khởi đầu cho một chuỗi phản ứng dây chuyền bởi một mắt xích trong hệ thống tài chính đã bị phá vỡ. Đồng thời, tuyên bố phá sản của hãng tài chính toàn cầu Lehman Brothers đã làm tê liệt và sụp đổ hoàn toàn nền kinh tế Mỹ và châu Âu. Và cũng nhờ đó, con người mới nhận thấy được sự thiếu sót của các hệ thống ngân hàng là một nguy cơ vô cùng lớn gây gián đoạn hệ thống trên toàn thế giới, phá vỡ tính kết nối toàn cầu của toàn nền kinh tế.
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐẾN NGÀY NAY
Mặc dù cuộc khủng hoảng đã diễn ra hơn 10 năm nhưng tàn dư nó để lại vẫn còn hiện hữu đến tận bây giờ. Tốc độ khôi phục nền kinh tế trên toàn cầu khá yếu, các khoản vay rủi ro đang dần xuất hiện trở lại mặc dù lãi suất mặc định ở mức khá thấp, nhưng nó có thể thay đổi bất cứ lúc nào.
Nhưng sau cuộc khủng hoảng đó, hệ thống tài chính toàn cầu, đặc biệt là ngành ngân hàng đã cải thiện rất nhiều, chúng đã xây dựng thêm rất nhiều hệ thống bảo vệ đảm bảo an toàn và tăng bảo mật một cách đáng kể. Đó là lý do mà nhiều nhà tài chính cho rằng, hệ thống tài chính hiện nay mạnh hơn rất nhiều lần so với hệ thống tài chính cách đây một thấp kỷ – trước khi khủng hoảng xảy ra.
Thế nhưng lịch sử có lặp lại không? Cuộc khủng hoảng tài chính có kéo đến thêm lần nữa không? Có thể là có hoặc không bởi mọi khả năng đều có thể xảy ra. Dù chúng ta có thay đổi bao nhiêu, bảo mật bao nhiêu thì vẫn còn một số vấn đề nhất định chưa được giải quyết. Nhưng hãy nhớ tầm quan trọng của các chính sách tài chính. Toàn bộ các sự kiện xảy ra trong năm 2008 đều xuất phát từ các quyết định của các nhà quản lý, các nhà chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách đưa ra. Các thể chế quản lý lỏng lẻo, dễ xâm nhập hay thậm chí là văn hoá doanh nghiệp đều được đổ cho là nguyên nhân gây ra cuộc đại suy thoái.
BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA BITCOIN VÀ ĐỒNG TIỀN MÃ HOÁ
Bitcoin được ra đời vào chính năm khủng hoảng tài chính nổ ra. Nó trái ngược hoàn toàn với các loại tiền pháp định như đô la Mỹ hay đồng bảng Anh và các loại tiền mang tính tập trung khác. Bởi Bitcoin không hề bị bất cứ tổ chức chính phủ hay ngân hàng trung tâm nào kiểm soát và quản lý, nó chỉ phụ thuộc vào nguyên tắc và thiết lập từ các giao thức.
Giao thức của Bitcoin và thuật toán đồng thuận PoW lớp dưới của nó đảm bảo việc phát hành các đơn vị tiền mã hoá mới tuân thủ theo một thời gian biểu thường xuyên. Tức là việc tạo ra các đồng coin mới tuỳ thuộc vào việc đào coin. Các thợ mỏ phải chịu trách nhiệm đưa các đồng coin mới lên hệ thống và bảo mật cho hệ thống thông qua việc xác nhận và xác thực các giao dịch.
Ngoài ra, giao thức sẽ thiết lập một lượng tổng cung cố định, đảm bảo rằng chỉ có duy nhât 21 triệu đơn vị coin được lưu thông trên toàn cầu.
Mặc dù đã trôi qua hơn 10 năm kể từ khi xảy ra cuộc đại suy thoái nhưng các nhà tài chính thế giới vẫn không quên được việc hệ thống ngân hàng trung tâm trên thực tế mảnh mong và dễ vỡ như thế nào. Nhưng cũng có thể nói, nhờ nó mà đồng Bitcoin mới được ra đời và phát triển vượt bậc cho đến ngày hôm nay, mặc dù đây không phải là nguyên nhân chính. Để liên tục cập nhập tin tức và xu hướng của thị trường crypto, các bạn có thể:
Theo dõi website của AZcoinvest
Tham gia các nhóm Telegram
–AZcoinvest – Solana & BSC Gem
–AZCoinvest – NFT Gaming & Marketplace
Follow
Và tham gia vào group AZcoinvest – Tài chính (Crypto & Forex)