Dự trữ theo tỷ lệ là gì ?

Dự trữ theo tỷ lệ hay còn được gọi là dự trữ bắt buộc là một quy định của ngân hàng trung ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo được tính thanh khoản. Nó cho phép hệ thống các ngân hàng có thể sử dụng một phần tiền mà khách hàng gửi để cho vay sinh lời. Và ngân hàng chỉ để lại một phần nhỏ tiền mặt dự trữ để phục vụ cho việc rút tiền của khách hàng. 

Khi ngân hàng thực hiện một khoản cho vay, cả ngân hàng và người vay tiền đều xem khoản vay này là một dạng tài sản và từ đó khối lượng tài sản ban đầu đã được nhân lên 2 lần xét về mặt kinh tế. Khoản tiền nhân 2 ngày sẽ được tái sử dụng, đầu tư và cho vay thêm nhiều lần để tạo ra nhiều cấp số nhân khác, tạo nên hình thức “tạo ra tiền mới” của hệ thống ngân hàng dự trữ theo tỷ lệ.

Dự trữ theo tỷ lệ

Vay và nợ là một phần thiết yếu của các hệ thống ngân hàng, và để chúng có được khả năng cung cấp tiền mặt thì thông thường ngân hàng trung ương (trung tâm) sẽ là nơi cung cấp điều đó, góp phần đẩy tiền tệ mới vào lưu thông. Trên thực tế, ngân hàng trung ương còn làm nhiệm vụ quản lý và quyết định các mức dự trữ tối thiểu bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại có dự trữ theo tỷ lệ. Hệ thống này đang được áp dụng cho rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ.

SỰ HÌNH THÀNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG DỰ TRỮ THEO TỶ LỆ

Hệ thống ngân hàng dự trữ theo tỷ lệ đã có hình dạng cơ bản của hệ thống từ rất nhiều năm trước, nhưng mãi đến năm 1668, nó mới được chính thức hình thành. Dựa trên ý tưởng các khoản tiền gửi có thể tự sinh lời và phát triển, đồng thời dùng các khoản vay để kích thích kinh tế phát triển nhanh chóng. Thay vì để một khoản tiền lớn dự trữ trong kho, con người có thể dùng nó để khuyến khích việc chi tiêu giúp tăng trưởng và phát triển nền kinh tế là một việc có lợi và hiệu quả hơn nhiều.

Nhưng đến tận sau khi Thuỵ Điển hoàn thành được các khâu để có thể chính thức áp dụng được hệ thống này vào hệ thống ngân hàng của mình thì cấu trúc dự trữ theo tỷ lệ mới bắt đầu được phổ biến và được các nước trên thế giới săn đón. Mặc dù ở Mỹ thành lập liên tiếp 2 ngân hàng dự trữ vào năm 1792 và 1816 nhưng nó tồn tại không được lâu. Đến tận năm 1913, Đạo Luật dự trữ liên bang thành lập Ngân hàng dự trữ Liên Bang Mỹ và phát triển đến hiện nay với tên là Ngân hàng trung ương Mỹ. Mục đích chính của các ngân hàng này là ổn định nền kinh tế, tối đa hoá và dự báo kinh tế dựa trên các chỉ số giá tiêu dùng, lao động và lãi suất. 

CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC DỰ TRỮ THEO TỶ LỆ 

Hãy xét ví dụ sau:

Một khách hàng gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm trong ngân hàng của họ, thì về mặt trực quan người sở hữu số tiền đó bây giờ là ngân hàng, số tiền đó không còn thuộc về khách hàng nữa. Và để đổi lại, ngân hàng sẽ trao lại cho khách hàng một tài khoản tiền gửi có số dư khả dụng. Tức là khách hàng có thể đụng vào số dư trong tài khoản đó bất cứ lúc nào họ muốn miễn là phải tuân thủ đúng các quy định và quy trình đã được ngân hàng đặt ra và ký kết. 

Nhưng khi ngân hàng tiếp nhận số tiền đó, họ sẽ không dự trữ toàn bộ mà chỉ có một phần nhỏ được giữ lại. Tỷ lệ này thông thường là từ 3-10%. Số tiền còn lại sẽ được thêm vào trong khoản cho vay để cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn.

Ví dụ:

  • Khách A gửi $50,000 vào Ngân hàng 1. Ngân hàng 1 cho Khách B vay $45,000.
  • Khách B gửi $45,000 vào Ngân hàng 2. Ngân hàng 2 cho Khách C vay $40,500.
  • Khách C gửi $40,500 vào Ngân hàng 3. Ngân hàng 3 cho Khách D vay $36,450.
  • Khách D gửi $36,450 vào Ngân hàng 4. Ngân hàng 3 cho Khách E vay $32,805.
  • Khách E gửi $32,805 vào Ngân hàng 5. Ngân hàng 3 cho Khách F vay $29,525

Với tỷ lệ dự trữ là 10% thì $50.000 ban đầu đã tăng lên thành $234.289 khả dụng. 

Nhưng hãy nhớ rằng, tất cả các quy trình này đều được dựa trên nguyên lý nợ. Các khoản tiền gửi đại diện cho số tiền mà ngân hàng nợ khách hàng của họ, và lãi suất từ các khoản cho vay sau khi trừ đi tiền lãi tiết kiệm của khách hàng gửi tiền vào thì đó là doanh thu của ngân hàng. 

ĐỘT BIẾN RÚT TIỀN GỬI 

Đột biến rút tiền gửi là có một số lượng lớn khách hàng đồng thời có nhu cầu rút hết các số tiền mình đã gửi ở ngân hàng ra. Nó được gọi là đột biến bởi ngân hàng chỉ dự trữ một phần trên tổng số tiền gửi của khách hàng, và khi mà mọi người đồng loạt rút tiền ra thì ngân hàng không kịp trở tay và tài chính của họ không đủ để hoàn trả cho các khách hàng của mình. 

Ngân hàng hệ thống dự trữ theo tỷ lệ chỉ có thể hoạt động tốt khi có quy luật quy định rằng các khách hàng không thể đồng loạt một lần rút hết toàn bộ tiền gửi của họ ra. Sự kiện này đã từng xảy ra trong quá khứ khi các khách hàng nhận thấy được các rủi ro và vấn đề nghiêm trọng mà ngân hàng họ tin tưởng gửi tiền vào đang gặp phải. 

Cuộc đại suy thoái ở Mỹ năm 2008 và ảnh hưởng đến toàn cầu là một minh chứng cho sự kiện này bởi mọi người đã ồ ạt kéo nhau đi rút tiền tại các ngân hàng khiến chúng trở nên suy sụp vì trở tay không kịp. Nhưng ngày nay, đã có nhiều biện pháp được đặt ra nhằm giảm thiểu khả năng này như đặt ra mức dự trữ cao hơn mức yêu cầu tối thiểu để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu rút tiền của khách hàng.

ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG DỰ TRỮ THEO TỶ LỆ

Hệ thống dự trữ theo tỷ lệ có thể được xem là một hệ thống sinh lợi cao nên hầu như các ưu điểm đều được coi là phần hưởng của ngân hàng. Và phần hưởng của khách hàng chính là lãi suất khi mà họ người tiết kiệm cho ngân hàng. Chính phủ cũng góp một phần trong hình thái này thường biện hộ rằng hệ thống ngân hàng dự trữ theo tỷ lệ sẽ khuyến khích chi tiêu, giúp ổn định và tăng trưởng kinh tế.

Thế nhưng các nhà tài chính học lại cho rằng hệ thống này không bền vững và tiềm tàng rất nhiều rủi ro, nhất là trong bối cảnh hiện tại, hệ thống tiền tệ đang được áp dụng ở phần lớn các quốc gia đều dựa trên hình thức tín dụng/nợ mà không phải là tiền thật. 

NGÂN HÀNG DỰ TRỮ THEO TỶ LỆ VÀ TIỀN MÃ HOÁ

Bitcoin là một loại tiền kỹ thuật số phi tập trung và nó đang dần được phát triển để trở thành đồng tiền đặt nền móng cho một nền kinh tế mới. Giống như các loại tiền mã hoá khác, bitcoin được duy trì bằng các node mạng phân tán và các dữ liệu được bảo mật bằng các bằng chứng mật mã được ghi lại trên một sổ cái phân tán một cách công khai được gọi là blockchain. Bởi vậy, bitcoin không cần ngân hàng trung tâm và nó cũng không có sự can thiệp của chính phủ.

Ngoài ra, bitcoin còn tránh được lạm phát nhờ vào việc tổng số bitcoin được phân tán trên thị trường chỉ là 21 triệu đơn vị. Không thể nào có nhiều hơn 21 triệu đơn vị dù chỉ là 1 đơn vị. Do đó, điều kiện và hoàn cảnh ở đây hoàn toàn khác biệt, không hề tồn tại và cũng không có chỗ cho hệ thống dự trữ theo tỷ lệ tồn tại ở thế giới tiền mã hoá nói chung và bitcoin nói riêng.

Để liên tục cập nhập tin tức và xu hướng của thị trường crypto, các bạn có thể:

Theo dõi website của AZcoinvest

Tham gia các nhóm Telegram

AZcoinvest News

AZcoinvest – Solana & BSC Gem

AZCoinvest – NFT Gaming & Marketplace

AZcoinvest Airdrop & Bounty

Follow

Twitter

Fanpage

Và tham gia vào group AZcoinvest – Tài chính (Crypto & Forex)

 

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Portfolio