Ethereum là gì?
Nếu bạn đã biết Bitcoin là gì thì Ethereum cũng tương tự như thế. Ethereum là nền tảng điện toán phi tập trung.
Đồng tiền của nền tảng Ethereum có tên là Ether (ETH). Đây là đồng tiền điện tử lớn thứ hai trên thế giới, sau Bitcoin. Người dùng có thể dùng nó cho các giao dịch mua bán, thanh toán. Nó được xây dựng dựa trên công nghệ Blockchain, thông qua việc sử dụng chức năng Hợp đồng thông minh (Smart Contract). So với đồng tiền kỹ thuật số thế hệ đầu, đồng tiền thế hệ thứ hai này có những điểm khác biệt thu hút sự chú ý của những nhà đầu tư tiền ảo. Điều đó bao gồm cả hợp đồng thông minh.
Công nghệ Blockchain trong Ethereum giúp phân tán và kiểm soát thông tin trên nhiều máy tính khác nhau được gọi là node (nút). Các node sẽ làm việc cùng nhau, phân tích, và xác minh dữ liệu qua các đoạn mã. Nói Ethereum là một nền tảng phi tập trung vì mạng không được vận hành hoặc quản lý bởi bất kỳ tổ chức tập trung nào. Thay vào đó, mạng được quản lý bởi tất cả những người nắm giữ sổ cái phân tán. Việc làm này nhằm xác minh thông tin, đảm bảo hệ thống không bị can thiệp bởi các đối tượng bên ngoài, không sợ bị gian lận hay chịu sự tác động của một bên thứ ba nào.
Dưới đây là thông tin vắn tắt về Ethereum và đồng ETH:
- Tên đầy đủ: Ethereum
- Ký hiệu: ETH
- Tên đồng tiền (token): Ethur
- Ngày ra mắt: 30/7/2015
- Người phát minh: Vitalik Buterin
- Tổng lượng đang lưu hành: khoảng 116 triệu ETH (115,992,542.59 ETH)
- Lượng khai thác tối đa: Không giới hạn
- Vốn hóa thị trường: Khoảng 225 tỷ USD ($225,309,714,360)
- Giá trị ngày đầu ra mắt: $1.2
- Giá trị cao nhất trong lịch sử: $4,132.76 (12/05/2021)
- Giá trị thấp nhất trong lịch sử: $0.4209 (21/10/2015)
Ethereum hoạt động như thế nào?
Tương tự như Bitcoin, Ethereum hoạt động trên một Blockchain. Khi bạn tiến hành một giao dịch, tất cả những hợp đồng thông minh cũng như số dư tài khoản hiện tại đều sẽ được ứng dụng ghi lại bằng hình ảnh và được cập nhật liên tục.
Những hình ảnh này được xem như các căn cứ và cơ sở nếu người dùng muốn tìm lại thông tin của mình. Do vậy, Ethereum còn được ví như một cỗ máy có thể ghi lại mọi trạng thái hoạt động.
Các giao dịch trong chuỗi khối sử dụng mật mã để giữ cho mạng an toàn và xác minh các giao dịch. Mọi người sử dụng máy tính để “khai thác” hoặc giải các phương trình toán học phức tạp nhằm xác nhận mỗi giao dịch trên mạng và thêm các khối mới vào chuỗi khối trung tâm của hệ thống. Những người tham gia được thưởng bằng mã thông báo tiền điện tử (token), chính là Ether (ETH).
Ethereum có gì đặc biệt? Hợp đồng thông minh là gì?
Ethereum chạy mã trên một hệ thống phân phối, và các mã này không thể được chỉnh sửa sau khi dữ liệu đã được nhập vào blockchain. Trước khi tương tác với những mã này, người dùng có thể kiểm tra cơ sở dữ liệu được hiển thị.
Như đã nhắc đến ở phần trên, Ethereum còn kết hợp sử dụng hợp đồng thông minh để thực thi các giao dịch. Hợp đồng thông minh hoạt động theo quy tắc “Nếu…thì…”. Nếu các hành động được yêu cầu trong hợp đồng đã được thực hiện, thì các tham số hợp đồng phản hồi sẽ được hoàn thành. Nếu các thông số hợp đồng không được đáp ứng, thì có thể bị phạt, bị yêu cầu trả phí hoặc hợp đồng có thể bị vô hiệu. Điều này tùy thuộc vào các điều khoản được thiết lập khi bắt đầu hợp đồng.
Hợp đồng thông minh không có tính pháp lý, nó chỉ là một đoạn mã chạy trên hệ thống blockchain. Đây chính là đoạn mã mà chúng ta vừa nói đến ngay trên đây. Hợp đồng thông minh bao gồm một mã hợp đồng và hai khóa công khai. Trong đó, một khóa do người tạo hợp đồng cung cấp, một khóa là đại diện cho hợp đồng. Khóa đại diện được sử dụng như một mã định danh kỹ thuật số duy nhất. Mỗi hợp đồng thông minh có những mã định danh khác nhau.
Khi có sự tương tác giữa người dùng trên hệ thống Ethereum, các hợp đồng thông minh xuất hiện và hoạt động với chức năng thực thi và quản lý các hoạt động diễn ra. Hợp đồng thông minh có các chức năng khác nhau:
- Phân tán: được sao chép và thực hiện ở các nút khác nhau, ở các địa điểm khác nhau
- Tất định: chỉ thực hiện những hành động được thiết kế sẵn
- Tự động
- Có thể tùy chỉnh trước khi triển khai
- Không thể sửa đổi sau khi đã triển khai
- Không cần dựa trên sự tin cậy
- Minh bạch
Ethereum khác Bitcoin ra sao? Ethereum đặc biệt đến thế nào?
So với Bitcoin, Ethereum như một phiên bản cập nhật mới với nhiều tính năng nổi trội hơn.
- Bitcoin không được xây dựng trên một hệ thống quá phức tạp, nhưng vẫn đảm bảo được tính bảo mật cao. Còn đối với Ethereum, mức độ lập trình, so với Bitcoin, đã được nâng lên một tầng cao mới. Vậy điều đó giúp ích gì cho người dùng? Nó cho các nhà phát triển quyền trải nghiệm các mã riêng một cách tự do hơn. Đồng thời, nó còn hỗ trợ trong việc tạo ra các DApps (Ứng dụng phi tập trung).
- Ethereum khác với Bitcoin ở chỗ nó cho phép những hợp đồng thông minh chỉ được thực hiện khi đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện đưa ra.
- Thời gian khối trung bình của Bitcoin là khoảng 10 phút, trong khi với Ethereum thì chỉ mất tối đa 12 giây. Đó là nhờ vào giao thức GHOST.
- Phí giao dịch của Ethereum được trả bằng Gas (có thể quy đổi ra ether) và được tính dựa trên dung lượng băng thông, và nhu cầu lưu trữ. Còn trong bitcoin, các giao dịch được giới hạn trong mỗi kích thước khối và bình đẳng với nhau.
- Số lượng bitcoin bị giới hạn ở mức 21 triệu. Trong khi đó, Ethereum không giới hạn số lượng Ether.
Ai là người sáng lập Ethereum? Tại sao đồng ETH lại được tạo ra?
Cuối năm 2013, Vitalik Buterin lên ý tưởng về khái niệm Ethereum, sau đó không lâu dự án đã được công bố công khai với đội ngũ nòng cốt bao gồm Vitalik Buterin, Mihai Alisie, Anthony Di Iorio, Charles Hoskinson, Joe Lubin và Gavin Wood.
Đến năm 2014, đồng ether đã được chính thức chào bán và nhận được phản hồi mạnh mẽ. Tháng 7 năm 2015, mạng thử nghiệm Frontier của Ethereum đã được ra mắt, họ đã phát hành các thông số kỹ thuật cho mã thông báo, được gọi là tiêu chuẩn ERC.
Năm 2016, sau khi Quỹ Tự trị Phi tập trung (Decentralized autonomous organization – DAO) bị tấn công, Ethereum đã được chia thành hai blockchain riêng biệt là Ethereum và Ethereum Classic. Đến 2019, bản nâng cấp Istanbul V1 được ra mắt và duy trì cho đến nay.
Ethereum Classic là gì?
Mặc dù cả Ethereum và Ethereum Classic đều cung cấp các hợp đồng thông minh và nằm sau cùng một thị trường, nhưng Ethereum đã trở nên phổ biến vì là mạng này hợp pháp hơn trong hai mạng. Ngoài ra, ETH của Ethereum chỉ đứng sau Bitcoin (tiền điện tử phổ biến nhất trên thế giới).
Một trong những mối quan tâm chính của Ethereum Classic là những hạn chế tiềm ẩn khi nói đến khả năng mở rộng. Thông thường, mạng có thể xử lý 15 giao dịch mỗi giây, nhưng con số đó ít hơn nhiều so với các mạng thanh toán như Visa (với khả năng xử lý hơn một nghìn giao dịch mỗi giây). Mặc dù Ethereum Classic đã trải qua nhiều lần nâng cấp phần mềm, khả năng mở rộng hệ thống thanh toán của nó vẫn là một trong những thách thức lớn nhất của nó trong tương lai.
Ngoài ra, bảo mật có thể vẫn là một vấn đề với các hợp đồng thông minh, đặc biệt là khi Ethereum Classic đã trải qua một vụ hack và đánh cắp hàng triệu đô la. Đây là rào cản lớn nhất của các hợp đồng thông minh qua Ethereum Classic. Nó khiến cho các nhà đầu tư phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi quyết định thực hiện các giao dịch tài chính và bất động sản lớn trên nền tảng này.
Ethereum 2.0
Phiên bản Ethereum 2.0 được tạo nên nhờ công nghệ sharding. Sharding hỗ trợ tăng khả năng lưu trữ dữ liệu và mở rộng quy mô của mạng lưới. Ngoài ra, Ethereum còn chuyển cơ chế đồng thuận của Ethereum từ Proof-of-Work (đào coin) sang Proof-of-Stake (staking để nhận coin). Hơn thế nữa, Ethereum 2.0 cũng hỗ trợ chức năng giao dịch và tạo hợp đồng thông minh trên các nhánh sharding.
Ethereum 2.0 mang tới tính chất riêng tư hơn cho người dùng. Công nghệ Zk-SNARKs đã đạt được nhiều bước tiến lớn trong việc giúp ẩn số tiền giao dịch.
DAO là gì?
DAO là một tổ chức được thiết kế để tự động hóa và có tính phi tập trung. DAO sử dụng mạng Ethereum. Nó hoạt động như một dạng quỹ đầu tư mạo hiểm, dựa trên mã nguồn mở và không có cơ cấu quản lý hoặc hội đồng quản trị. Để được phân cấp hoàn toàn, DAO không liên kết với bất kỳ quốc gia nào.
Các nhà phát triển của DAO tin rằng họ có thể loại những lỗi mà con người thường mắc phải, hoặc sự thao túng tiền của nhà đầu tư. DAO làm điều đó bằng cách đặt quyền ra quyết định vào tay của một hệ thống tự động và một quy trình có nguồn lực từ cộng đồng. Được cung cấp bởi ether, DAO được thiết kế để cho phép các nhà đầu tư gửi tiền từ mọi nơi trên thế giới một cách ẩn danh. DAO sau đó sẽ cung cấp các mã thông báo cho chủ sở hữu đó, cho phép họ có quyền biểu quyết đối với các dự án khả thi.
DAO được tạo thành từ các hợp đồng thông minh phức tạp chạy trên Ethereum, hoạt động như một quỹ đầu tư mạo hiểm tự trị. Mã token DAO được phân phối trong một ICO và trao cho những người nắm giữ token cổ phần sở hữu cùng với quyền biểu quyết.
DAO ra mắt vào cuối tháng 4 năm 2016 nhờ vào một đợt bán mã thông báo qua đám đông kéo dài một tháng. DAO đã huy động được hơn 150 triệu đô la tiền quỹ. Sự ra mắt này là chiến dịch gây quỹ từ cộng đồng lớn nhất mọi thời đại vào thời điểm đó.
Lời kết
Để liên tục cập nhật tin tức và xu hướng của thị trường crypto, các bạn có thể:
- Theo dõi website của AZcoinvest
- Tham gia nhóm các nhóm Telegram
- Follow