Hợp đồng là các thỏa thuận cho phép các bên ký hợp đồng phải thực hiện đúng với các yêu cầu đã được ghi trong hợp đồng. Các bạn đã nghe đến hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai bao giờ chưa ? Và các bạn có biết nó là gì không ? Nếu không thì hãy đọc hết bài viết này nhé vì AZcoinvest sẽ đem đến cho bạn các khái niệm và cơ chế của các loại hợp đồng này !

KHÁI NIỆM
Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai là những thỏa thuận cho phép các nhà giao dịch và đầu tư cùng nhà sản xuất hàng hoá đầu cơ giá tương lai của một tài sản. Những hợp đồng này đóng vai trò như một cam kết giữa hai bên để họ có thể giao dịch một công cụ nào đó tại một thời điểm trong tương lai (ngày hết hạn) với mức giá đã được thoả thuận trong hợp đồng.
Hợp đồng kỳ hạn khác với các hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hoá, từ góc độ hợp đồng và địa điểm giao dịch cụ thể. Các hợp đồng tương lai còn phải tuân thủ theo một bộ quy tắc cụ thể ví dụ như về quy mô của hợp đồng và lãi suất theo ngày. Đôi khi, việc thực hiện các hợp đồng tương lai được đảm bảo bởi một cơ quan thanh toán bù trừ, giúp hai bên có thể giao dịch với một mức độ rủi ro không đáng kể.
CHỨC NĂNG CỦA HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
Hợp đồng tương lai giúp:
- Bảo đảm và quản lý rủi ro: có thể sử dụng loại hợp đồng này để giảm thiểu các rủi ro. Ví dụ, một nhà đầu tư Nhật Bản sở hữu kho bạc Hoa Kỳ có thể ký hợp đồng tương lai JPY-USD với số tiền bằng với mức thanh toán trái phiếu hàng quý (lãi suất) như một cách cố định giá trị của trái phiếu bằng đồng JPY tại một tỷ giá được xác định khi ký hợp đồng. Nhờ điều này, nhà đầu tư có thể đảm bảo được việc hạn chế rủi ro do sự biến động của đồng USD.
- Đòn bẩy: hợp đồng tương lai cho phép các nhà đầu tư tạo ra các vị thế đòn bẩy. Do các hợp đồng đều được thanh toán vào ngày hết hạn nên các nhà đầu tư có thể nâng cao vị thế của họ. Ví dụ với tỷ lệ đòn bẩy 3:1, các nhà giao dịch có thể ở tại một vị thế cao gấp ba lần so với số dư tài khoản giao dịch của họ.
- Giảm thiểu rủi ro: Khi một nhà đầu tư quyết định bán hợp đồng tương lai mà không sở hữu tài sản cơ bản, tình huống này gọi là “vị thế trần”. Nó giúp các nhà đầu tư giảm thiểu được rủi ro đối với các tài sản.
- Đa dạng tài sản: nhà đầu tư có thể giảm rủi ro với các tài sản khó giao dịch tại chỗ. Các loại hàng hoá như xăng, dầu,… thường đòi hỏi chi phí vận chuyển và lưu trữ, nhưng nếu sử dụng hợp đồng tương lai, các nhà đầu tư và giao dịch có thể đầu cơ nhiều loại tài sản khác nhau mà không cần phải thực hiện trực tiếp các giao dịch.
- Phát hiện giá: thị trường tương lai là một nơi mà người bán và người mua có thể thực hiện các giao dịch đối với một số tài sản như hàng hoá. Ví dụ, có thể xác định được giá dầu trong thị trường hàng hoá tương lai thông qua các nhu cầu theo thời gian trên thị trường. Hợp đồng tương lai thường được giao dịch trong khung thời gian giao dịch dài hơn, cho phép minh bạch hơn về giá.
CƠ CHẾ THANH TOÁN
Theo hợp đồng, ngày hết hạn của nó là ngày cuối cùng của hoạt động giao dịch cho hợp đồng cụ thể đó. Sau đó, việc giao dịch bị tạm dừng và các hợp đồng được thanh toán. Chúng ta có thể thanh toán bằng hai cách như sau:
- Thanh toán bằng tài sản: tài sản cơ bản được trao đổi ở một mức giá được xác định từ trước, khi ký hợp đồng thoả thuận giữa hai bên. Bên bán (đoản vị) có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua (trường vị).
- Thanh toán bằng tiền mặt: bên mua thanh toán cho bên bán một số tiền phản ánh giá trị tài sản tại hiện tại.
Các hợp đồng tương lai được thanh toán bằng tiền mặt sẽ thuận tiện hơn bởi chúng phổ biến hơn đối với các hợp đồng thanh toán bằng tài sản. Tuy nhiên các hợp đồng tương lai thanh toán bằng tiền mặt có thể dẫn đến sự thao túng giá của tài sản cơ bản. Sự thao túng thị trường này được gọi là “neo giá đóng cửa” – tức là một hoạt động giao dịch bất thường, cố ý gây xáo trộn các sổ đặt hàng khi hợp đồng tương lai sắp đến ngày hết hạn.
CÁC CÁCH ĐỂ THOÁT RA KHỎI HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
Khi nhận được một vị thế tốt trong các hợp đồng tương lai và muốn thoát ra khỏi các giao dịch thì các bạn có thể:
- Đền bù: bạn có thể đề cập đến hành động đóng hợp đồng tương lai bằng cáh tạo ra một giao dịch ngược lại có cùng giá trị. Nếu một nhà giao dịch ở vị thế đoản vị 50 hợp đồng tương lai, họ có thể mở một vị thế trường vị có kích cỡ tương đương, để làm trung hoà vị thế ban đầu. Chiến lược đền bù cho phép các nhà giao dịch thực hiện hoá các lợi nhuận hoặc thua lỗ trước ngày thanh toán.
- Đáo hạn: xảy ra khi một nhà giao dịch quyết định mở một vị thế hợp đồng tương lai mới sau khi đền bù vị thế ban đầu của họ. Về cơ bản tức là gia hạn ngày hết hạn.
- Thanh toán: nếu nhà giao dịch tương lai không đền bù hay đáo hạn vị thế của họ thì hợp đồng sẽ thanh toán vào ngày hết hạn. Tại thời điểm này, các bên liên quan có nghĩa vụ pháp lý thực hiện trao đổi tài sản theo vị thế của họ.
CÁC MÔ THỨC GIÁ TRONG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI: HOÃN THANH TOÁN VÀ HOÃN BÁN THÔNG THƯỜNG
Kể từ thời điểm hợp đồng tương lai được tạo ra cho đến khi thanh toán, giá trị hợp đồng sẽ luôn thay đổi để phản hồi lại các lực mua và lực bán. Mối quan hệ giữa thời gian đáo hạn và giá biến đổi của hợp đồng tương lai thường tạo ra các mô thức khác nhau và được gọi là contango (hoãn thanh toán) (1), normal backwardation (hoãn bán thông thường) (3). Các mô thức có liên quan trực tiếp đến giá giao ngay dự kiến (2) của một tài sản tại ngày hết hạn (4). Hãy xem hình minh hoạ để thấy được rõ hơn
- Contango (hoãn thanh toán) (1): một điều kiện thị trường trong đó giá của hợp đồng tương lai cao hơn giá giao ngay dự kiến trong tương lai.
- Giá giao ngay dự kiến (2): giá tài sản dự kiến tại thời điểm thanh toán hợp đồng (ngày hết hạn). Lưu ý rằng giá giao ngay dự kiến không bất biến, nghĩa là nó có thể thay đổi để đáp ứng với cung và cầu thị trường.
- Hoãn bán thông thường (3): một điều kiện thị trường trong đó giá của hợp đồng tương lai thấp hơn giá giao ngay dự kiến trong tương lai.
- Ngày hết hạn (4): ngày cuối cùng để thực hiện các hoạt động giao dịch cho một hợp đồng tương lai cụ thể, trước khi thanh toán.
Các thị trường hoãn bán thông thường sẽ có lợi cho người mua hơn người bán. Khi đến gần ngày hết hạn, giá trị hợp đồng tương lai dự kiến sẽ dần tiến về giá giao ngay cho đến khi chúng có giá trị cuối cùng. Còn nếu hợp đồng tương lai và giá giao ngay không bằng nhau vào ngày hết hạn thì sự chênh lệch giữa hai giá đó có thể là lợi nhuận hoặc thua lỗ của nhà giao dịch.
Trong trường hợp thị trường hoãn thanh toán, hợp đồng tương lai được giao dịch ở mức giá cao hơn giá giao ngay dự kiến, thường là vì lý do thuận tiện. Ví dụ, một nhà giao dịch có thể quyết định trả phí bảo hiểm cho các hàng hoá vật chất sẽ được giao tại một thời điểm trong tương lai để họ không cần phải lo lắng về việc thanh toán các mức chi phí như lưu kho, bảo hiểm,… Và các công ty có thể sử dụng các hợp đồng tương lai để cố định các chi phí tương lai của họ ở các giá trị có thể dự đoán được khi mua hàng hoá không thể thiếu cho dịch vụ của họ.
Ngoài ra, thị trường hoãn bán thông thường xảy ra các khi các hợp đồng tương lai được giao dịch với mức giá giao ngay dự kiến dưới mức dự đoán. Các nhà đầu cơ mua hợp đồng tương lai với hy vọng kiếm được lợi nhuận nếu giá tăng.
Hợp đồng tương lai là một trong những công cụ phổ biến được sử dụng nhiều nhất nhì trong ngành tài chính và chúng phù hợp với nhiều trường hợp sử dụng bởi nó mang nhiều chức năng đa dạng. Thế nhưng hợp đồng này không phải lúc nào cũng an toàn và có lợi nhuận nên trước khi sử dụng, bạn nên tìm hiểu và sử dụng các phương pháp quản lý rủi ro để hạn chế được các rủi ro, tổn thất về tiền bạc và tài sản. Một số nhà đầu cơ cũng sử dụng các chỉ số phân tích kỹ thuật cùng với các phương pháp phân tích cơ bản như một cách để hiểu rõ hơn về các biến động về giá của thị trường tương lai. Để liên tục cập nhập tin tức và xu hướng của thị trường crypto, các bạn có thể:
Theo dõi website của AZcoinvest
Tham gia các nhóm Telegram
–AZcoinvest – Solana & BSC Gem
–AZCoinvest – NFT Gaming & Marketplace
Follow
Và tham gia vào group AZcoinvest – Tài chính (Crypto & Forex)