Để bước vào thị trường tiền mã hoá và thực hành các giao dịch tiền mã hoá, điều bạn cần tìm hiểu đầu tiên đó là các khái niệm cơ bản về các thuật ngữ hay công cụ trong thị trường tiền mã hoá. Hôm nay hãy cùng AZconvest tìm hiểu chúng nhé!

KHÁI NIỆM GIAO DỊCH
Giao dịch là một khái niệm cơ bản cho việc đồng ý trao đổi hay mua hoặc bán tài sản. Các tài sản ở đây có thể là hàng hoá, dịch vụ hay bất cứ thứ gì có giá trị, và chúng sẽ được trao đổi bằng tiền hay các dịch vụ, tài sản có giá trị tương đương.
Trong thị trường tài chính hiện nay, tài sản đã được xem như là một công cụ tài chính bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, ngoại hối, tiền mã hoá, sản phẩm ký quỹ,…
Có rất nhiều loại giao dịch. Trên thị trường tiền mã hoá, nếu nhắc đến giao dịch, chúng ta có thể hiểu ngay đến các giao dịch ngắn hạn với thời gian là vài ngày hay vài tuần. Ngoài ra, chúng ta còn có giao dịch dài hạn, giao dịch trong ngày, giao dịch swing, giao dịch theo xu hướng, giao dịch theo chiến lược,…
ĐẦU TƯ LÀ GÌ ?
Khác với giao dịch, đầu tư là việc phân bố các nguồn lực và nguồn vốn với mục tiêu là tại ra lợi nhuận. Tức là một doanh nghiệp có thể sử dụng tiền để tài trợ và khởi nghiệp hay có thể dùng tiền để mua đất rồi bán lại sau này với mức giá cao hơn nhằm kiếm lời,…
Kỳ vọng của lợi nhuận là điều được đặc biệt chú ý trong đầu tư. Trái ngược với giao dịch, khi nhắc đến đầu tư, mọi người sẽ liên tưởng đến các cuộc giao dịch hay tích lũy tài sản trong một thời gian dài. Nhưng cả hai đều có một mục đích chung đó là mang về những lợi nhuận lớn để tạo ra sự giàu có cho bản thân.
Đầu tư mang tính chất dài hạn nên các nhà đầu tư thường sẽ không quan tâm đến các biến động giá ngắn hạn của tài sản của họ. Điều này khiến họ trở nên tương đối thụ động, nhưng nó cũng giúp họ không cần phải lo lắng quá nhiều về những tổn thất ngắn hạn của mình.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA GIAO DỊCH VÀ ĐẦU TƯ
Đầu tiên, giao dịch và đầu tư đều là những phương pháp tìm ra lợi nhuận trong các thị trường tài chính. Nhưng đầu tư là tìm ra lợi nhuận trong khoảng thời gian dài. Còn giao dịch thì tìm ra lợi nhuận trong thời gian ngắn dựa trên sự biến động của thị trường.
Bởi vì tính chất thời gian mà hai phương pháp trên thực hiện, đầu tư cũng mang về lợi nhuận lớn hơn bởi thời gian của nó rất dài, có thể lên đến 1 hay vài thập kỷ. Còn giao dịch chỉ mang về với những khoản lợi nhuận nhỏ bởi một giao dịch của nó chỉ thực hiện trong thời gian ngắn. Nhưng họ có thể bù đắp bằng cách thực hiện nhiều giao dịch.
PHÂN TÍCH CƠ BẢN (FA) LÀ GÌ?
Đây là một phương pháp đánh giá và định giá một giá trị của một tài sản tài chính. Các nhà phân tích cơ bản sẽ nghiên cứu các yếu tố kinh tế và tài chính để xác định xem giá trị tài sản có được định giá đúng hay không. Thông thường, điều này sẽ được theo dõi thông qua các chỉ báo nhanh và chỉ báo chậm. Và nếu khi phân tích cơ bản (FA) hoàn tất thì bạn có thể đưa ra và sử dụng kết luận định giá cao hay thấp của các sản phẩm.
Đối với thị trường tiền mã hoá, FA có thể liên quan đến những dữ liệu trong blockchain công khai hay còn được gọi là số liệu trên chuỗi. Những số liệu này là các tỷ lệ băm của mạng lưới, top các holder, số lượng địa chỉ, các phân tích giao dịch,….
Việc sử dụng phong phú những dữ liệu của blockchain có thể tạo ra các chỉ số phong phú cho những dữ liệu blockchain công khai có sẵn, và từ đó các phân tích có thể tạo ra các chỉ số kỹ thuật phức tạp có thể đo lường nhiều khía cạnh sức mạnh của tổng thể mạng lưới.
Thế nhưng FA lại không được sử dụng rộng rãi trong thị trường chứng khoán và Forex, và cũng không quá có ích trong thị trường tiền mã hoá. Loại tài sản này quá mới và cơ bản vẫn chưa được xét chuẩn hoá nên chưa được toàn diện để xác định cho giá thị trường. Và trên thực tế, hầu hết các thị trường tiền mã hóa được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư chung sức lan tỏa, giúp các chỉ số phân tích cơ bản được tạo ra nhưng không ảnh hưởng đến giá của tiền mã hoá. Nhưng có lẽ tương lai sẽ sớm tồn tại những phương pháp chính xác hơn về định giá tiền mã hoá.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT (TA)
Phân tích kỹ thuật là hành động giá trong lịch sử có thể chỉ ra cách thị trường có khả năng diễn biến trong tương lai. Tức là các nhà phân tích kỹ thuật không tìm ra giá trị nội tại của một tài sản mà họ nhìn vào hoạt động giao dịch trong lịch sử và cố gắng xác định các cơ hội dựa trên đó. Điều này bao gồm phân tích hành động giá và khối lượng giao dịch, mô hình biểu đồ, sử dụng các chỉ báo kỹ thuật hay nhiều công cụ biểu đồ khác,… Tất cả đều mang mục đích là đánh giá điểm mạnh hay yếu của một thị trường mục tiêu nhất định.
Thế nhưng TA không những là công cụ để dự đoán khả năng xảy ra các biến động giá trong tương lai mà còn có thể là một khung đánh giá hữu ích để quản lý rủi ro. Bởi vì nó cung cấp một mô hình nhằm phân tích cấu trúc thị trường và giúp cho việc quản lý được rõ hơn và có thể đo lường để quản lý dễ dàng hơn. Đây là lý do mà các nhà phân tích kỹ thuật hay được gọi là các nhà giao dịch khó tính nhất. Hơn thế, họ còn có thể sử dụng phân tích kỹ thuật hoàn toàn như một khung quản lý rủi ro.
Các nhà giao dịch tiền mã hoá là những người sử dụng phân tích kỹ thuật nhiều nhất trong khi nó được sử dụng ở tất cả các thị trường tài chính. Và hiệu quả của phân tích kỹ thuật dựa hoàn toàn vào các yếu tố được thúc đẩy bởi hoạt động đầu cơ. Điều này khiến cho TA trở thành một sân chơi lý tưởng cho các nhà phân tích vì họ có thể dễ dàng kiếm được lợi nhuận chỉ dựa vào việc phân tích và xem xét các yếu tố kỹ thuật.
PHÂN TÍCH CƠ BẢN (FA) VÀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT (TA)
Có bao giờ bạn tự hỏi rằng FA và TA thì phương pháp phân tích nào có hiệu quả hơn không? Và câu trả lời đó là, tuỳ vào từng chiến lược phân tích mà bạn đang áp dụng trong giao dịch của mình, mỗi phương pháp sẽ có một hiệu quả riêng của nó. Bạn có thể tăng hiệu quả của mình bằng cách kết hợp cả 2 hoặc kết hợp với các phương pháp, chỉ báo khác. Dựa vào đó, để tìm ra các cơ hội đầu tư đáng tin cậy và có tiềm năng hơn. Ngoài ra, việc kết hợp các phương thức chiến lược khác nhau và các chỉ báo khác nhau còn giúp các nhà đầu tư vào giao dịch loại bỏ được những thành kiến trong quá trình đưa ra quyết định.
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ĐƯỢC THÚC ĐẨY BỞI CÁI GÌ?
Thị trường tài chính được thúc đẩy bởi các yếu tố nền tảng, ví dụ như tình trạng của nền kinh tế cũng có thể là một yếu tố có thể thúc đẩy thị trường tài chính. Ngoài ra còn có các yếu tố kỹ thuật như vốn hoá thị trường của tiền mã hoá. Hay cả các yếu tố như tâm lý thị trường, các tin tức mới cũng có thể là động lực cho thị trường tài chính được thúc đẩy.
Trên thực tế, các yếu tố trên chỉ là các yếu tố cần cân nhắc. Điều mà thực sự có thể quyết định đến thị trường tài chính là cán cân giữa cung và cầu.
XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG LÀ GÌ?
Xu hướng thị trường là kim chỉ nam thể hiện các hướng đi của giá – một trong những loại tài sản. Nó thường được xác định bởi các hành vi giá hay các đường trung bình động chính. Đường xu hướng thị trường được chia thành 2 loại là:
- Thị trường tăng giá – thị trường có xu hướng tăng bền vững với giá liên tục tăng
- Thị trường giảm giá – thị trường có xu hướng giảm bền vững với giá liên tục giảm
Trên thực tế còn có một thị trường không có xu hướng rõ ràng được gọi là thị trường đi ngang.
Trong một xu hướng thị trường, giá sẽ không luôn đi theo một hướng. Như trong một thị trường có xu hướng tăng giá kéo dài có chứa nhiều khoảng ngắn có xu hướng giảm giá không ảnh hưởng đến xu hướng chung và cũng ngược lại đối với các xu hướng giảm. Nó đơn giản chỉ là bản chất của thị trường và là vấn đề về phối cảnh bởi bạn đang phụ thuộc tất cả vào khung thời gian mà bạn đang nhìn vào. Xu hướng thị trường trên các khung thời gian sẽ dài hơn sẽ dài hơn sẽ luôn có ý nghĩa hơn so với xu hướng thị trường trên các khung thời gian ngắn hạn.
Và một điều đặc biệt chúng ta đối với các đường xu hướng thị trường là chúng ta có thể xác định với sự chắc chắn tuyệt đối kể cả khi chúng ta nhận thức muộn màng về chúng. Nó tương tự như hiện tượng thiên lệch nhận thức muộn – hiện tượng tâm lý khi người ta đánh giá quá cao khả năng dự đoán của mình về một sự kiện trước khi nó thực sự xảy ra. Tức là nó có thể tác động đáng kể đến quá trình xác định các xu hướng thị trường và đưa ra các quyết định giao dịch.
CHU KỲ THỊ TRƯỜNG
Chu kỳ thị trường là một mô hình hay xu hướng được xuất hiện ở nhiều thời điểm khác nhau. Thường trên thực tế, chúng sẽ xuất hiện trên các khung thời gian càng dài thì sẽ càng tin cậy hơn. Nhưng vẫn xuất hiện các chu kỳ ngắn hạn như một biểu đồ theo giờ,… Thị trường cũng có tính chu kỳ về bản chất và các chu kỳ đó có thể dẫn đến các loại tài sản nhất định vượt trội hơn so với các loại tài sản khác. Trong một vài phân khúc khác của thị trường, các loại tài sản giống như nhau có thể hoạt động có mức độ kém hơn các loại tài sản còn lại là do các yếu tố về điều kiện thị trường khác nhau.
Và trong bất cứ thời điểm nào, chúng ta cũng hầu như không thể xác định được vị trí hiện tại trong một chu kỳ thị trường. Phân tích này có thể được thực hiện với mức độ chính xác cao chỉ sau khi một phần của chu kỳ đã kết thúc. Ngoài ra, các chu kỳ thị trường cũng ít có các điểm đầu và điểm cuối cụ thể. Đó là nguyên nhân để cho việc thời điểm hiện tại là một quan điểm thiên lệch đặc biệt trong các thị trường tài chính.
Anh em follow các kênh cộng đồng của Azcoinvest để cập nhật thêm về tin tức, xu hướng của thị trường Crypto nhé:
Azcoinvest Channel https://t.me/azcoinvestnews
Azcoinvest – Solana & BSC Gem https://t.me/azcoinvestgemgroup
Azcoinvest – NFT Gaming & Marketplace https://t.me/azcoinvestnft
Azcoinvest Airdrop & Bounty https://t.me/AirdropAZCoin
Twitter, Fanpage, và Tham gia nhóm Azcoinvest – Tài chính (Crypto & Forex)