Khái niệm cơ bản về phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật là một trong những công cụ không thể thiếu trong các giao dịch. Nhưng liệu bạn đã biết rõ chúng là gì chưa ? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi ngay!

Khái niệm cơ bản về phân tích kỹ thuật

VỊ THẾ LONG LÀ GÌ ?

Một vị thế Long có nghĩa là mua tài sản với hy vọng giá trị sẽ tăng lên trong tương lai. Nó thường được sử dụng trong các sản phẩm phát sinh hoặc thị trường forex, nhưng thực tế nó lại được sử dụng cho hầu hết các loại tài sản và thị trường. Ngay cả việc mua một tài sản trên thị trường giao ngay (spot) với hy vọng rằng giá của nó sẽ tăng lên cũng là đã tạo nên một vị thế Long.

Đối với những người mới bắt đầu, đầu tư lâu dài (long) là một phương pháp phổ biến và dễ dàng nhất. Mọi người sẽ mua tài sản và giữ nó trong thời gian dài với giả định rằng nó sẽ tăng theo thời gian. Tuy nhiên, việc giữ tài sản trong một thời gian dài như vậy không phải lúc nào cũng thu về lợi nhuận cho các nhà giao dịch. Lấy ví dụ như token đòn bẩy, BTCDOWN có tương quan nghịch giá với Bitcoin. Nếu giá bitcoin tăng, giá BTCDOWN sẽ giảm và ngược lại.

SHORTING LÀ GÌ ?

Vị thế Short có nghĩa là bán tài sản rồi mua lại nó với mức giá thấp hơn. Nó có sự liên quan chặt chẽ với giao dịch ký quỹ vì vị thế Short có thể áp dụng với các tài sản đi vay. Shorting cũng được sử dụng rộng rãi trong thị trường phát sinh và có thể thực hiện với một vị thế spot đơn giản. 

Khái niệm shorting trên thị trường spot khá đơn giản. Theo ví dụ sau, nếu bạn sở hữu bitcoin và dự đoán trong thời gian tới nó sẽ giảm, thì bạn sẽ bán bitcoin đi và lên kế hoạch mua nó lại khi có giá thấp hơn. Nhưng nếu bạn vay một tài sản mà có dự đoán nó sẽ giảm giá trong tương lai thì khi giá nó giảm, bạn sẽ bán nó đi ngay lập tức, sau đó khi nó giảm giá, ban mua lại hết phần tài sản đó bằng chính số tiền mà bạn bán tài sản vay ban đầu.Chênh lệch giữa giá lần bán và mua và lợi nhuận của bạn.

SỔ LỆNH LÀ GÌ ?

Đây là tập hợp cho các lệnh đang mở cho một tài sản và được xếp theo giá. Khi bạn đăng lên một lệnh mà chưa được thực hiện ngay lập tức, nó sẽ lưu vào sổ lệnh và được giữ cho đến khi nó trùng lặp với một lệnh khác hay bị huỷ bỏ theo phương thức thủ công. Các sổ lệnh trền các nền tảng khác nhau sẽ khác nhau. Nhưng thực tế, các thông tin trong chúng gần như giống nhau, các lệnh với mức giá cụ thể sẽ được nó hiển thị trong sổ. 

ĐỘ SÂU CỦA SỔ LỆNH LÀ GÌ ?

Độ sâu của sổ lệnh hay còn được gọi là độ sâu của thị trường là cách thể hiện bằng hình ảnh của các lệnh đang được mở trong sổ lệnh. Trên biểu đồ, các lệnh mua thường được nằm chung một bên và bên còn lại là của các lệnh bán.

Độ sâu sổ lệnh của cặp thị trường BTC/USDT trên thị trường binance

Độ sâu của sổ lệnh còn cho thấy được lượng thanh khoản trên thị trường mà sổ lệnh có thể hấp thụ. Sổ lệnh càng sâu thì tính thanh khoản được hấp thụ càng cao. Ngoài ra, một thị trường có nhiều thanh khoản hơn có thể hấp thụ các lệnh lớn hơn mà không ảnh hưởng đáng kể đến giá. Nhưng nếu thị trường có thanh khoản kém thì các lệnh lớn tác động đến giá cũng sẽ lớn.

LỆNH MARKET LÀ GÌ ?

Đây là lệnh mua hoặc bán với giá tốt nhất trên thị trường. Và đây chính là cách đơn giản và nhanh chóng nhất để tham gia hay thoát khỏi một thị trường. Khi đặt lệnh market, đồng nghĩa với việc bạn đang ra lệnh bán/mua tài sản này ngay lập tức với giá tốt nhất trên thị trường tại điểm bấy giờ. 

Lệnh market sẽ tiếp tục thực hiện các lệnh từ sổ lệnh cho đến khi toàn bộ các lệnh được lấp đầy. Bởi vậy mà các nhà giao dịch lớn có thể tác động đáng kể tới giá khi họ sử dụng các lệnh market vì một lệnh market lớn có thể hút về một lượng thanh khoản lớn từ sổ lệnh.

TRƯỢT GIÁ TRONG GIAO DỊCH LÀ GÌ ?

Trượt giá là một phần tất yếu có thể xảy ra trong khi sử dụng các lệnh market. Bởi khi sử dụng lệnh market mà không có đủ thanh khoản xung quanh mức giá mong muốn thì sẽ tạo ra sự khác biệt khá lớn giữa giá mà bạn mong đợi và giá mà lệnh đó thực hiện. Đây được coi là trượt giá trong giao dịch. 

LỆNH GIỚI HẠN (LIMIT ORDER)

Đây là lệnh mua hoặc bán tài sản ở mức giá cụ thể hoặc sẽ tốt hơn. Nó còn được gọi là giá giới hạn. Các lệnh mua giới hạn sẽ thực hiện ở mức giá giới hạn hoặc thấp hơn. Ngược lại, lệnh bán giới hạn sẽ thực hiện ở mức giá giới hạn hoặc cao hơn. 

Khi sử dụng lệnh giới hạn, bạn có thể kiểm soát nhiều hơn cho giá vào hoặc thoát lệnh của mình đối với một thị trường nhất định. Điều này giúp bảo đảm rằng bạn sẽ không bao giờ giao dịch với mức giá tệ mà bạn không mong muốn. Nhưng trên thực tế, đôi khi thị trường sẽ không đạt được đến mức giá mong muốn mà bạn đặt trong lệnh giới hạn, nên nó có thể không bao giờ thực hiện được và bạn dần mất đi các cơ hội giao dịch tiềm năng. 

LỆNH DỪNG LỖ (STOP-LOSS-ORDER) LÀ GÌ ?

Stop-loss-order là một loại lệnh giới hạn hoặc lệnh thị trường mà chỉ được kích hoạt khi đạt đến một mức giá nhất định – hay còn được gọi là giá dừng. Lệnh dừng lỗ giúp cho các nhà giao dịch hạn chế được việc thua lỗ. Vì mỗi giao dịch đều có một điểm vô hiệu, tức là mức giá mà bạn xác định từ trước – mức giá mang ý nghĩa là quyết định ban đầu của bạn đã sai, nên thoát khỏi thị trường để ngăn chặn việc tổn thất nhiều hơn. 

Lệnh stop-loss có thể là một lệnh giới hạn hoặc là một lệnh thị trường, khi stop-loss đạt đến một mức giá nhất định hay còn gọi là giá dừng, nó sẽ kích hoạt lệnh thị trường hoặc lệnh giới hạn. Nhưng bạn phải đặc biệt lưu ý rằng, các lệnh giới hạn chỉ khớp lệnh tại giá giới hạn hoặc tốt hơn, chứ không bao giờ tệ hơn. 

MAKER VÀ TAKER LÀ GÌ ?

Khi bạn đặt một lệnh mà lệnh đó không khớp ngay lập tức và lệnh đó được thêm vào sổ lệnh thì bạn được xem như là một maker. Khi lệnh của bạn thêm thanh khoản vào sổ lệnh, nó sẽ khiến bạn trở thành một “maker” tạo thanh khoản. Các lệnh giới hạn thường sẽ thực thi như các lệnh của maker, nhưng không phải trong tất cả các trường hợp. 

Còn nếu bạn đặt một lệnh và nó khớp ngay lập tức thì bạn chính là một taker. Lệnh của bạn sẽ không được thêm ngay vào sổ lệnh mà sẽ được lập tức khớp với lệnh hiện có trong sổ đặt hàng. Bạn sẽ lấy đi một khoản thanh khoản từ sổ lệnh và các lệnh thị trường sẽ luôn là các lệnh taker vì bạn đang thực hiện lệnh của mình tại giá thị trường tốt nhất hiện có.

Các sàn giao dịch cố gắng thu hút các trader có khối lượng giao dịch cao tham gia vào sàn của mình bằng cách áp dụng các mô hình phí nhiều cấp độ để các trader có thể trả phí thấp hơn so với các taker, bởi họ là những người thêm thanh khoản vào sàn. Ngoài ra trên thực tế, các sàn còn đưa ra một số ưu đãi hoàn phí cho các maker để tao động lực cho họ.

CHÊNH LỆCH GIÁ MUA – GIÁ BÁN (BID-ASK SPREAD) LÀ GÌ ?

Khái niệm chênh lệch giá mua – giá bán là sự chênh lệch giữa lệnh mua cao nhất và lệnh bán thấp nhất trong một thị trường nhất định. Tức là khoảng cách giữa mức giá cao nhất mà người bán kỳ vọng và mức giá thấp nhất mà người mua kỳ vọng. Đây cũng là một cung cụ để đo lường mức độ thanh khoản của thị trường. Mức chênh lệch càng nhỏ thì thị trường càng có nhiều thanh khoản và ngược lại. Đồng thời nó cũng được coi là thước đo cung và cầu đối với một số tài sản nhất định. 

Khi bạn đặt mua một lệnh trên thị trường, nó sẽ khớp vào giá chào bán thấp nhất hiện có. Và khi đặt lệnh bán trên thị trường thì nó sẽ khớp vào giá chào mua hiện có cao nhất.

BIỂU ĐỒ HÌNH NẾN LÀ GÌ ?

Nó là một biểu đồ biểu diễn đồ hoạ về giá của một tài sản trong một khoảng thời gian nhất định và được tạo ra bằng các cây nến – mỗi cây biểu diễn một lượng thời gian bằng nhau. Một cây nến được tạo ra từ bốn điểm dữ liệu: giá mở, giá đỉnh, giá đáy và giá đóng. Giá mở và giá đóng là hai giá được ghi nhận đầu tiên và cuối cùng, trong khi đó giá đáy và giá đỉnh là giá thấp nhất và cao nhất được ghi lại trong khoảng thời gian nhất định đó.

Đây là một trong những công cụ quan trọng nhất để phân tích dữ liệu tài chính. Nó có mặt trên thị trường từ thế kỷ 17 và bắt nguồn từ Nhật Bản, nhưng đến tận vào đầu thế kỷ 20, nhờ Charles Dow thì biểu đồ nến mới bắt đầu trở nên phổ biến trên thị trường.

MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ NẾN LÀ GÌ ?

Phân tích kỹ thuật dựa trên các giả định về biến động giá trong tương lai. Bằng cách xác định và phân tích các biểu đồ nến, chúng ta có thể đưa ra các ý tưởng giao dịch và tạo nên các chiến lược dựa trên các biểu đồ này. Ngoài ra, biểu đồ nến còn giúp các nhà giao dịch phân tích được cấu trúc thị trường đang tăng hay giảm. Đồng thời nó còn giúp xác định các khu vực lãi trên biểu đồ, như mức hỗ trợ kháng cự hoặc các điểm đảo chiều tiềm năng. Đây chính là những vị trí trên biểu đồ thường ghi nhận sự tăng lên của các hoạt động giao dịch.

Trong thực tế, mô hình nến cũng là một phương pháp để quản lý rủi ro tuyệt vời, vì chúng có thể cho ta thấy được các thiết lập giao dịch đã được xác định và chính xác. Bởi nó có thể xác định được mục tiêu giá rõ ràng cùng các điểm vô hiệu. Nhờ đó, các nhà giao dịch có thể đưa ra các thiết lập giao dịch một cách chính xác và quản lý nó một cách hiệu quả hơn. 

ĐƯỜNG XU HƯỚNG LÀ GÌ ?

Đường xu hướng là công cụ được sử dụng phổ biến hiện nay, nó giúp kết nối những điểm dữ liệu nhất định trên biểu đồ. Mặc dù có đôi khi những điểm này là giả nhưng cũng có đôi khi chúng là thật. Nhờ đó, các nhà giao dịch có thể vẽ được các đường xu hướng dựa trên các thông số và bộ dao động kỹ thuật.

Giá bitcoin chạm vào một đường xu hướng nhiều lần, chỉ báo một xu hướng tăng

Các trader có thể sử dụng các đường xu hướng để hiểu rõ hơn về cấu trúc thị trường. Ngoài ra cũng có thể tạo ra các ý tưởng giao dịch để thực thi hoá dựa trên các đường xu hướng tương tác với giá. Chúng còn được áp dụng cho một biểu đồ biểu diễn các khung thời gian khác nhau. Nhưng trên thực tế, các đường xu hướng trên các khung thời gian cao hơn có có xu hướng đáng tin cậy hơn các đường xu hướng trên các khung thời gian thấp hơn. 

Chúng ta cũng cần chú ý đến độ khoẻ của đường xu hướng. Đường xu hướng tốt là đường xu hướng được xác định khi nó chạm vào giá ít nhất hai hoặc ba lần. Càng nhiều lần chạm giá thì độ tin cậy của đường xu hướng càng cao.

VÙNG HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ LÀ GÌ ?

Đây là hai khái niệm cơ bản nhất trong giao dịch và phân tích kỹ thuật. Ngưỡng hỗ trợ là mức giá có thể tìm được một “mức sàn” – tức là vùng có lượng cầu lớn, nơi mọi người có thể tham gia vào và đẩy giá cao hơn. Còn mức kháng cự là mức giá có thể tìm được một “mức trần” – nơi có lượng cung lớn, mọi người kể cả người bán tham gia đẩy giá xuống.

Ngưỡng hỗ trợ (màu đỏ) được kiểm tra và phá vỡ, trở thành ngưỡng kháng cự

Để liên tục cập nhập tin tức và xu hướng của thị trường crypto, các bạn có thể:

Theo dõi website của AZcoinvest

Tham gia các nhóm Telegram

AZcoinvest News

AZcoinvest – Solana & BSC Gem

AZCoinvest – NFT Gaming & Marketplace

AZcoinvest Airdrop & Bounty

Follow

Twitter

Fanpage

Và tham gia vào group AZcoinvest – Tài chính (Crypto & Forex)

 

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Portfolio