Lấy dấu vân tay thiết bị (Device Fingerprinting) là gì?
Lấy dấu vân tay thiết bị là một cách kết hợp các thuộc tính nhất định của thiết bị để xác định thiết bị đó là một thiết bị duy nhất được một người sử dụng. Các thuộc tính thiết bị có thể kể đến như hệ điều hành của thiết bị, loại và phiên bản trình duyệt web đang được sử dụng, cài đặt ngôn ngữ của trình duyệt và địa chỉ IP của thiết bị. Lấy dấu vân tay thiết bị là một phương pháp xác định không hoàn hảo. Không giống như cookie (một cách thức theo dõi hiện hữu trên các thiết bị riêng lẻ), việc lấy dấu vân tay thiết bị dựa trên xác suất một thiết bị được công nhận là có các thuộc tính nhất định vào một ngày, và chính thiết bị đó được cũng được nhìn thấy với các thuộc tính đó vào một ngày khác.
Lấy dấu vân tay thiết bị được dùng để làm gì? Và nó hoạt động như thế nào?
Sử dụng dấu vân tay trên thiết bị để xác định và theo dõi một người nào đó trực tuyến. Nó cũng tương tự như việc nhận ra một người nào đó trong đội hình cảnh sát. Một nhân chứng có thể nhớ một số đặc điểm nhất định của nghi phạm như họ cao bao nhiêu, màu tóc và chiều dài, cho dù họ là nam hay nữ. Nếu ai đó có những đặc điểm kể trên dựa theo trí nhớ của nhân chứng, thì họ bỗng trở thành nghi phạm. Trong trường hợp này, nhân chứng có thể đúng, nhưng họ đang đưa ra một phỏng đoán mang tính chắp vá thông tin.
Ngoài ra, lấy dấu vân tay thiết bị còn được coi là một cách đáng tin cậy để xác định và theo dõi thiết bị trực tuyến. Điểm mạnh của tính năng lấy dấu vân tay thiết bị so với cookies là nó có thể được tích hợp trong các ứng dụng điện thoại. Nó được dùng như cookie khi nói về vai trò của nó đối với ngành quảng cáo. Hơn hết, việc lấy dấu vân tay thiết bị giúp cho việc theo dõi mọi người trên web được nhất quán hơn. Lý do cho điều này chính là trong khi mọi người có thể xóa cookie khỏi trình duyệt, họ lại bị hạn chế về khả năng thay đổi hệ điều hành hoặc đặt lại địa chỉ IP cho thiết bị.
Các kỹ thuật được dùng để phát hiện đặc điểm của người dùng. Chúng có thể khác nhau về tốc độ và độ chính xác. Điều đó có nghĩa là việc sử dụng chúng sẽ phụ thuộc vào những nỗ lực và mục tiêu của nhà phát triển. Một số nhà phát triển tạo ra các kỹ thuật phát hiện của riêng họ ngay từ đầu để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy.
Mặc dù có nhiều cách khác nhau để phát hiện loại thiết bị mà ai đó đang sử dụng, có một số khuôn khổ đã xuất hiện gần đây cho phép các nhà phát triển xác định người dùng nhanh hơn nhiều. ClientJs và FingerprintJs cho phép các nhà phát triển triển khai các kỹ thuật phát hiện trực tiếp vào mã và phần mềm của họ mà không cần phải tạo chúng từ đầu. Điều này không chỉ giúp họ tiết kiệm được một lượng lớn thời gian mà còn giúp họ dễ dàng hơn vì không phải ai cũng là người chuyên nghiệp trong việc lấy dấu vân tay trên thiết bị. Bằng cách sử dụng các khuôn khổ này, các nhà phát triển có thể sử dụng dữ liệu được thu thập để cải thiện phần mềm của họ bằng cách thực hiện những việc như chặn một số thiết bị để hiển thị nội dung dành riêng cho thiết bị (ví dụ: phiên bản dành cho thiết bị di động).
Nhưng lấy dấu vân tay trực tuyến không chỉ giới hạn trong việc phát hiện thiết bị của người dùng. Một số vấn đề khác cũng có thể được phát hiện, thí dụ như:
- Độ phân giải màn hình
- Phiên bản trình duyệt
- Đại lý người dùng
- Múi giờ địa phương
- Kiến trúc CPU
- Danh sách các plugin
- Ngôn ngữ
Với rất nhiều dữ liệu có sẵn cho các nhà phát triển, việc sử dụng nó một cách hiệu quả có thể giúp bắt kẻ gian lận và cải thiện trải nghiệm của người dùng. Bằng cách sử dụng công nghệ này, nhiều doanh nghiệp thường có thể tiết kiệm cho mình rất nhiều tiền.
Dấu vân tay thiết bị là một hình thức theo dõi không quang minh chính đại
Không hẳn vậy. Nếu muốn không bị theo dõi bởi dấu vân tay thiết bị, bạn có thể sử dụng mạng riêng ảo để ngụy trang địa chỉ IP của mình. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, một cá nhân khó lòng có thể ngăn chặn được việc lấy dấu vân tay thiết bị. Đó là bởi vì thông tin được sử dụng để lấy dấu vân tay thiết bị là thông tin cơ bản. Những thông tin này được chuyển vào bất kỳ lúc nào trang web tải trong trình duyệt để đảm bảo trang web tải mượt mà hơn. Chẳng hạn như bằng cách nhận biết rằng một người đang sử dụng trình duyệt không hỗ trợ một tính năng nào đó, hoặc được cài đặt để xem nội dung bằng một ngôn ngữ cụ thể.
Trình duyệt web không thể làm bất cứ điều gì để ngăn chặn lấy dấu vân tay thiết bị
Tin vui cho những bạn không muốn bị theo dõi và kiểm soát bởi bất kỳ ai, hiện nay, trình duyệt web có khả năng ngăn chặn lấy dấu vân tay thiết bị. Trong năm qua, ba ông lớn Apple, Google và Mozilla đã thông báo rằng họ sẽ hạn chế việc lấy dấu vân tay thiết bị trong các trình duyệt của họ. Để làm được điều đó, họ đang tiến hành các cách tiếp cận khác nhau. Apple che giấu dữ liệu được thu thập và kết hợp lấy dấu vân tay nhằm khiến các công ty khó sử dụng các thông tin cơ bản này trong việc xác định thiết bị. Trong khi đó, hãng vẫn cam kết đảm bảo chuyển đủ dữ liệu cho các trang web tải một cách mượt mà. Đối với Mozilla, hãng chặn toàn bộ việc truy cập thông tin của những công ty sử dụng công nghệ lấy dấu vân tay từ một danh sách được liệt kê sẵn. Và Google đã đề xuất việc ngăn chặn hành vi lấy thông tin từ việc sử dụng dấu vân tay của thiết bị, nhưng tới nay, nó vẫn chỉ là một ý tưởng.
Có nhiều công ty công nghệ quảng cáo sử dụng dấu vân tay của thiết bị để theo dõi mọi người không?
Nhiều công ty cho biết họ có sử dụng dấu vân tay của thiết bị để phục vụ cho việc hiển thị quảng cáo. Tuy nhiên, bạn hãy khoan lo lắng quá, bởi họ cũng cho biết thêm là trước khi họ áp dụng dấy vân tay thiết bị lên dữ liệu của bạn, bạn có 2 lựa chọn để chọn. Bạn có thể đồng ý hoặc không đồng ý cho phép họ lấy thông tin và theo dõi bạn một cách chủ động. Vậy nên, trong trường hợp này, không phải tất cả các công ty quảng cáo đều có hành vi không chính đáng.
Nếu bạn sử dụng trình duyệt Mozilla, bạn có thể tìm thấy dấu hiệu rõ ràng hơn về những công ty nào sử dụng dấu vân tay trong danh sách các công ty mà Mozilla sử dụng để chặn việc lấy dấu vân tay.
Có phải tính năng lấy dấu vân tay thiết bị chỉ để nhắm đến mục tiêu quảng cáo không?
Câu trả lời là không hẳn là như vậy. Tính năng này còn được sử dụng trên nhiều lĩnh vực khác.
Các trang web ngân hàng có thể sử dụng cùng một thông tin để kiểm tra. Nó sẽ xem một người đang cố gắng đăng nhập vào một tài khoản nhất định có phải là chủ sở hữu tài khoản đó hay không. Việc xác thực này dựa trên việc họ đang sử dụng thiết bị hoặc trình duyệt đã được sử dụng trước đó để đăng nhập.
Nó cũng có thể được sử dụng để đo lường quảng cáo trên nhiều thiết bị. Các công ty thường sử dụng địa chỉ IP để liên kết nhiều thiết bị kết nối với cùng một mạng wifi trong một hộ gia đình. Sự liên kết này giúp họ nhận ra số lần quảng cáo của một thương hiệu cụ thể đã được hiển thị trên các thiết bị đó. Từ đó, họ có thể quản lý tần suất mà cộng đồng mạng bị tấn công bởi quảng cáo của thương hiệu đó.
Lời kết
Team AZ rất mong qua bài viết này các bạn đã bổ sung thêm được một số kiến thức bổ ích phục vụ cho việc tìm hiểu chuyên sâu và phân tích, đánh giá đầu tư tiền kỹ thuật số. Để liên tục cập nhật tin tức và xu hướng của thị trường crypto, các bạn có thể:
- Theo dõi website của AZcoinvest
- Tham gia nhóm các nhóm Telegram
- Follow