Nền kinh tế trong thế giới hiện nay có vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nó được hiểu như là một khu vực nơi hàng hoá được sản xuất, tiêu dùng và trao đổi. Nền kinh tế thường được thảo luận ở cấp quốc gia và hoạt động trên danh nghĩa của quốc gia. Hãy cùng AZcoinvest đi sâu vào các khái niệm về nền kinh tế nhé !

NHỮNG AI TẠO NÊN NỀN KINH TẾ
Việc hằng ngày chúng ta mua và bán các nhu yếu phẩm cũng là một phần đóng góp vào việc tạo nên nền kinh tế. Các cá nhân, tổ chức, chính phủ và doanh nghiệp trên toàn thế giới cũng thực hiện hành động mua và bán tương tự để góp phần vào nền kinh tế thế giới trên ba khu vực của thị trường:
- Khu vực sơ cấp: liên quan đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, bao gồm các hoạt động như chặt cây, khai thác vàng, trồng trọt,…
- Khu vực thứ cấp: chịu trách nhiệm chế tạo và sản xuất từ các tài nguyên của khu vực sơ cấp
- Khu vực cấp ba: bao gồm các dịch vụ từ quảng cáo đến phân phối.
Ba khu vực này là mô hình được thống nhất chung. Tuy nhiên, một số nhà phân tích đã mở rộng nó để bao gồm khu vực cấp bốn và khu vực nhị phân. Nhằm phân biệt rõ hơn giữa các dịch vụ trong khu vực cấp ba.
ĐO LƯỜNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Phương pháp phổ biến nhất trên toàn cầu để đo lường các hoạt động của kinh tế là sử dụng chỉ số GDP hoặc GNP. Các chỉ số này nhằm tính toán tổng giá trị của hàng hoá và dịch vụ được sản xuất tại một quốc gia (hoặc được mọi công dân của một quốc gia sản xuất) trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Nếu GDP tăng, sản xuất, thu nhập và chi tiêu của quốc gia đó sẽ tăng lên. Và ngược lại, nếu GDP giảm thì mọi thứ cũng sẽ giảm theo.
Lưu ý: GDP thực tế tính đến lạm phát còn GDP danh nghĩa chưa bao gồm lạm phát.
GDP là mộ chỉ số đáng tin cho việc đánh giá về nền kinh tế của một quốc gia. Nhưng bạn phải đồng thời tham khảo thêm nhiều dữ liệu khác nhau để có thể đưa ra một cái nhìn khách quan và chính xác hơn.
TÍN DỤNG, NỢ VÀ LÃI SUẤT
Người cho vay và người đi vay
Nếu bạn dư ra một khoảng tiền và không làm gì với nó, bạn có thể cho vay để tạo ra một số lợi nhuận. Nó cũng góp phần ít nhiều vào nền kinh tế. Khi bạn cho các người cần vay số tiền đó, ví dụ để mua máy móc phục vụ cho việc kinh doanh của họ. Mặc dù họ không có tiền mặt để trả ngay cho bạn nhưng sau khi mua máy móc và hoạt động, tạo ra lợi nhuận từ doanh thu bán hàng, họ sẽ lấy phần đó để trả lại cho bạn. Trong trường hợp này, bạn là người cho vay và họ là người đi vay.
Lợi nhuận bạn tạo ra từ hoạt động cho vay chính là lãi suất từ việc cho vay. Ví dụ bạn cho người ta vay 100.000$, bạn sẽ đặt điều kiện là người vay phải trả cho bạn thêm 1% giá trị số tiền cho mỗi tháng mà số tiền chưa được hoàn trả. 1% đó là tiền lãi cho việc cho vay của bạn.
Khi cho vay, bạn sẽ tạo ra tín dụng: một thoả thuận rằng người vay sẽ trả lại số tiền đó cho bạn. Người dùng thẻ tín dụng chắc chắn đã quen với khái niệm này. Khi bạn thực hiện thanh toán bằng thẻ, số tiền sẽ không bị xoá ngay lập tức khỏi ngân hàng của bạn. Bạn thậm chí không cần phải có tiền trong tài khoản ngân hàng, miễn là bạn phải thanh toán lại cho ngân hàng sau đó.
Tín dụng đi kèm với nợ. Khi bạn cho người khác vay, tức là người ta nợ tiền bạn, ngược lại, nếu bạn đi vay, bạn nợ tiền người ta. Khoản nợ sẽ tự biến mất khi bạn trả lại tiền cho người ra cùng một khoản phí gọi là lãi suất.
Ngân hàng và lãi suất
Ngân hàng là chủ nợ lớn nhất trên toàn cầu hiện nay. Họ cũng được xem là trung gian cho người đi vay và người được vay. Tức là khi mà bạn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, tức là bạn đang cho ngân hàng vay và ngân hàng sẽ trả lại cho bạn trong tương lai kèm với một khoản phí (tiền lãi). Khi có nhiều người gửi tiết kiệm, ngân hàng sẽ có một khoản tiền lớn và họ sẽ đem đi cho người khác vay và cũng thu phí lãi suất.
Nhưng ngân hàng sẽ không đem hết tất cả số tiền mọi người cho vay để đem đi cho vay mà vận hành một hệ thống dự trữ phân đoạn. Bởi nếu họ cho vay hàng loạt, thì khi những người gửi tiền ở ngân hàng yêu cầu rút tiền hàng loạt, ngân hàng sẽ không cung cấp đủ số tiền cho tất cả mọi người. Mặc dù trường hợp này khá hiếm nhưng nó cũng đã từng xảy ra trong lịch sử thế giới.
Tại sao tín dụng lại quan trọng
Tín dụng cho phép các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ chi tiêu một khoản tiền mà họ không có sẵn ngay lập tức. Nó được coi như là một chất bôi trơn cho nền kinh tế toàn cầu. Nhưng một số người là cho rằng nó không tốt. Mặt khác, nhiều người tin rằng chi tiêu tăng là dấu hiệu của một nền kinh tế đang phát triển tốt.
Các ngân hàng có xu hướng cho những người có thu nhập cao để vay tín dụng, vì họ là những người có khả năng tiếp cận nhiều tiền mặt và tín dụng hơn. Với nhiều tiền mặt và tín dụng, mọi người có thể chi tiêu nhiều, giúp nhiều người nhận được thu nhập và chu kỳ đó lại tiếp tục xoay vòng, khiến nền kinh tế phát triển.
Nhưng khi bạn vay 100$ hôm nay, tất là bạn đã lấy đi 100$ trong tương lai của bạn. Bạn phải chắt chiu, dè xẻng để trả lại 100$ đó. Tức là bạn có thể tăng chi tiêu hôm nay, nhưng ngày mai bạn phải giảm chi tiêu lại để trả nó. Đây được Ray Dalio gọi là chu kỳ nợ ngắn hạn, ông ước tính các chu kỳ này lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian từ 5-8 năm.
Ngân hàng trung ương, lạm phát và giảm phát
Lạm phát
Ví dụ tất cả mọi người đều có thể nhận rất nhiều tín dụng, họ có thể mua rất nhiều thứ mà họ không thể nếu không nhận được tín dụng. Nhưng mặc dù chi tiêu đang tăng rất nhanh nhưng sản xuất lại không tăng. Thực tế, cung về hàng hoá và dịch vụ không tăng về mặt vật chất, nhưng cầu của nó thì tăng nhanh chóng mặt. Và đó là bước đệm để lạm phát xảy ra : khi giá cả của hàng hoá và dịch vụ tăng lên do nhu cầu tăng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là công cụ phổ biến để đo lường mức độ lạm phát.
Ngân hàng trung ương vận hành như thế nào ?
Các ngân hàng này được gọi là ngân hàng thương mại và phục vụ chủ yếu cho các cá nhân và doanh nghiệp. Còn các ngân hàng trung ương là cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm quản lý chính sách tiền tệ của một quốc gia. Nó còn có chức năng là bổ sung tiền vào lưu thông và kiểm soát lãi suất. Các ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất khi lạm phát tăng khỏi tầm kiểm soát. Khi lãi suất tăng, tiền lãi phải trả cao hơn nên việc vay nợ trong trường hợp này có vẻ không được hấp dẫn cho lắm.
Thị trường lý tưởng là lãi suất cao hơn khiến giá cả giảm xuống do nhu cầu ít hơn. Nhưng trên thực tế, nó cũng có thể gây ra giảm phát.
Giảm phát
Đây là hiện tượng ngược lại với lạm phát – là sự sụt giảm của giá cả trong một khoảng thời gian do giảm chi tiêu. Trên thực tế, khi người tiêu dùng chi tiêu ít hơn gây nên giảm phát và có thể đi kèm cùng sự suy thoái.
Biện pháp giúp giảm sự giảm phát là giảm lãi suất. Khi lãi suất tín dụng giảm, nhiều người sẽ đi vay tín dụng. Chính phủ dự đoán trước được việc này nên tích trữ rất nhiều tín dụng có sẵn, giúp tăng chi tiêu của mọi người.
ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA KHI BONG BÓNG KINH TẾ VỠ ?
Như Dalio đã nói, nợ tín dụng như một chu kỳ nợ ngắn hạn – là một chu kỳ nhỏ trong chu kỳ nợ dài hạn.
Theo hình trên, nguồn cung tín dụng tăng và giảm tự lặp lại theo thời gian. Nhưng vào cuối chu kỳ, nợ sẽ tăng lên dẫn đến việc khoản nợ không thể quản lý được, gây ra tình trạng xoá nợ trên quy mô lớn. Đường giảm đột ngột trên biểu đồ cho ta thấy được điều này. Nhưng việc xoá nợ khiến thu nhập bắt đầu giảm và tín dụng cạn kiệt. Trường hợp không trả được nợ, bạn phải bán tài sản của mình. Nếu nhiều người cùng bán tài sản trong một thời gian, vì lượng cung quá lớn nên giá tài sản sẽ bị giảm.
Điều này có thể khiến các thị trường chứng khoán sụp đổ và ngân hàng trung ương không thể giảm lãi suất để giảm bớt gánh nặng nếu chúng đã ở mức 0%. Nếu ngân hàng trung ương giảm lãi suất khiến nó trở nên âm, thì phương án này sẽ dấy lên nhiều nguồn tranh cãi vì không phải lúc nào cũng có hiệu quả tốt.
Cách duy nhất cần làm khi bong bóng kinh tế vỡ là giảm chi tiêu và xoá nợ. Việc này có thể khiến cho các doanh nghiệp không có lãi, thu nhập nhân viên giảm,… Các ngành công nghiệp cũng có thể cắt giảm công nhân khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
Ngoài ra còn có một phương pháp được đưa ra mặc dù nó gây tranh cãi cũng rất cao – đó là bắt đầu in tiền. Số tiền này có thể cho chính phủ vay để kích thích nền kinh tế, nhưng nó lại có thể gây ra lạm phát vì làm tăng cung tiền. Điều này sẽ dẫn đến một đường trượt dài gây nên siêu lạm phát, phá huỷ đồng tiền và tạo nên những thảm hoạ nền kinh tế.
TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU NÀY CÓ GẮN KẾT VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO ?
Mô hình của Dalio xoay quanh sự sẵn có của tín dụng, khi có nhiều tín dụng, nền kinh tế sẽ bùng nổ, còn ngược lại nếu có ít tín dụng thì nền kinh tế sẽ thu hẹp lại. Chúng xen kẽ nhau để tạo ra các chu kỳ nợ ngắn hạn, và nó tạo nên một phần của chu kỳ nợ dài hạn. Lãi suất cũng ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của những người tham gia vào nền kinh tế. Khi lãi suất cao, việc tiết kiệm được ưu tiên nhưng khi lãi suất thấp, mọi người sẽ đổ tiền vào chi tiêu nhiều hơn.
Qua bài viết này, hy vọng bạn có thể hiểu thêm được mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay, tầm quan trọng của tín dụng,…
Để liên tục cập nhập tin tức và xu hướng của thị trường crypto, các bạn có thể:
Theo dõi website của AZcoinvest
Tham gia các nhóm Telegram
–AZcoinvest – Solana & BSC Gem
–AZCoinvest – NFT Gaming & Marketplace
Follow
Và tham gia vào group AZcoinvest – Tài chính (Crypto & Forex)