Nới lỏng định lượng có tên tiếng anh là Quantitative easing và được viết tắt là QE, là một phương thức của ngân hàng trung ương dùng để kích thích kinh tế bằng cách mua trái phiếu cùng những tài sản khác từ các ngân hàng thương mại nhằm giảm lãi suất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Thế nhưng đây là một hành vi thị trường gây tranh cãi rất nhiều bởi nó làm tăng thanh khoản và lạm phát cho thị trường.

NỚI LỎNG THỊ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ?
Như đã nói ở trên, các ngân hàng trung tâm sẽ bơm tiền vào nền kinh tế bằng cách mua lại các trái phiếu, cổ phiếu và tài sản từ chính phủ hoặc các ngân hàng thương mại. Sau đó các ngân hàng trung tâm sẽ bổ sung vào quỹ dự trữ của các ngân hàng thương mại (ngân hàng thành viên) thông qua việc gia hạn tín dụng mới. Bởi vì các tín dụng mới không được hỗ trợ bằng hàng hóa hay bất cứ giá trị vật lý nào nên các QE thực chất đã tạo thêm tiền từ con số 0.
Ta có thể nói là mục đích của QE là tăng lượng cung tiền làm cho dòng tiền trở nên dễ dàng tiếp cận với nền kinh tế hơn, từ đó có thể kích thích nền kinh tế một cách mạnh mẽ. Nhưng khi sử dụng QE, chúng ta phải giữ lãi suất ở mức thấp, kích cầu các khoản vay từ các doanh nghiệp và người tiêu dùng để tạo nên niềm tin trong nền kinh tế. Thế nhưng không phải lúc nào QE cũng có tác dụng tốt nên đây cũng chính là nguyên nhân QE gây nên tranh cãi từ xã hội bấy lâu nay.
ĐỘNG LỰC CỦA QE
Ban đầu, QE được đưa ra để giải quyết các vấn đề phát sinh khi các cơ chế thông thường của ngân hàng không ngăn chặn được sự suy thoái. QE làm tăng lạm phát để điều chỉnh lãi suất để các ngân hàng trung ương có thể kiểm soát tỷ lệ lạm phát.
Khi mà nhu cầu cho vay và các hoạt động tài chính có dấu hiệu dừng lại thì ngân hàng trung ương giảm lãi suất cho vay khiến các ngân hàng thương mại dễ dàng hơn trong việc gia hạn các khoản vay.
Nhưng nếu nền kinh tế mất kiểm soát và mức chi tiêu cùng với tín dụng quá cao, chạm tới mức rủi ro thì việc tăng lãi suất sẽ đóng vai trò kìm hãm lại.
QE CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG?
Khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 chấm dứt, quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã tuyên bố rằng nới lỏng định lượng đã được chính thức xem như là một công cụ tiền tệ hiệu quả không thường trực. Các nhà phân tích điều này bao gồm 5 ngân hàng trung ương lớn là:
- Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ
- Ngân hàng trung ương Châu Âu
- Ngân hàng Anh
- Ngân hàng Nhật bản
- Ngân hàng Canada
Mặc dù các ngân hàng đều có các chiến lược riêng của mình nhưng khi đối chiếu kết quả thì phần lớn đều làm tăng tính thanh khoản của thị trường một cách mạnh mẽ. Điều này đồng nghĩa với việc sự can thiệp từ các ngân hàng trung ương là thành công. Tính thanh khoản cao giữ vai trò rất quan trọng trong việc kìm hãm và tránh khỏi khủng hoảng kinh té kéo dài, dẫn đến sự sụp đổ của một hệ thống tài chính.
Thế nhưng đôi khi sử dụng QE cũng không thể mang lại cho chúng ta những hiệu quả như mong đợi. Bởi vì nó phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh và chiến lược. Nếu mà không quản lý tốt được thì hành động bơm tiền vào và giảm lãi suất có thể gây nên rất nhiều hậu quả kinh khủng cho nền kinh tế đương thời.
ƯU ĐIỂM TIỀM NĂNG VÀ HIỆU QUẢ TÍCH CỰC
- Kích cầu cho vay: các ngân hàng thương mại sở hữu nguồn tiền tăng mạnh nhờ vào việc bán trái phiếu hay tài sản chính phủ cho ngân hàng trung ương, có thể lấy nguồn tiền này để kích thích tăng trưởng các khoản vay.
- Kích cầu vay: người tiêu dùng và doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ có khả năng chi trả cho các khoản nợ mới khi lãi suất giảm.
- Thúc đẩy chi tiêu: người tiêu dùng sẽ tăng chi tiêu khi các khoản vay và cho vay đều tạo ra nguồn tiền. Với lãi suất thấp, việc gửi tiền tiết kiệm sẽ không thu hút mọi người nữa.
- Tăng trưởng việc làm: khi các doanh nghiệp có thêm tiền từ các khoản vay thì kinh doanh có thể sẽ tốt lên nhờ vào việc tăng trưởng chi tiêu. Khi kinh doanh tốt, họ bắt buộc phải mở rộng kinh doanh và thuê thêm nhiều nhân công mới.
NHƯỢC ĐIỂM TIỀM TÀNG VÀ HIỆU QUẢ TIÊU CỰC
- Lạm phát: khi nguồn cung tiền tăng lên thì bản chất của nền kinh tế sẽ tạo ra lạm phát. Sự cạnh tranh giữa các sản phẩm sẽ gia tăng bởi có thêm tiền trong hệ thống lưu thông. Nhưng cung hàng hóa lại không tăng, chỉ cầu tăng nên sẽ đẩy giá lên cao. Nếu lạm phát này không được quản lý tốt thì nó sẽ trở thành siêu lạm phát, có thể gây sụp đổ hoàn toàn một nền kinh tế.
- Cho vay không bắt buộc: trong QE, các ngân hàng thương mại sẽ sử dụng vốn tiền từ ngân hàng trung ương để đưa ra các gói cho vay mới. Tuy nhiên, trong quy chế lại không có ràng buộc bắt buộc họ phải làm như vậy, họ có thể giữ lại làm khoảng dự trữ đối với số tiền đó.
- Nợ gia tăng: lợi ích có được từ đi vay có thể làm cho doanh nghiệp và người tiêu dùng vay quá mức so với khả năng trả nợ của họ. Điều này sẽ gây tác động cực xấu đến nền kinh tế.
- Ảnh hưởng tới các công cụ đầu tư khác: thị trường trái phiếu thường phản ứng rất tiêu cực đối với sự mất ổn định và các thay đổi đột ngột, điều thường xảy ra sau khi các chính sách QE được áp dụng.
MỘT SỐ QUỐC GIA CÓ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ÁP DỤNG QE
Ngân hàng Nhật Bản (2001-2006 và 2012): các nỗ lực của ngân hàng vẫn không xoa dịu được các vấn đề về tài chính của đất nước mặt trời mọc này. Đồng Yên Nhật suy yếu hoàn toàn so với đồng Đô La, khiến cho chi phí nhập khẩu tăng cao.
Hoa Kỳ (2008-2014): Mỹ đã thực hiện tận 3 kỳ QE để giải quyết vấn đề khủng hoảng bất động sản và suy thoái sau đó. Nền kinh tế đã phục hồi nhờ vào QE. Nhưng khi so sánh với Canada – một đất nước không thực hiện QE nhưng người ta cũng không thấy sự khác biệt quá lớn giữa nền kinh tế của hai đất nước này.
Ngân hàng trung ương Châu Âu (2015-2018): Với mức lạm phát ổn định, tỷ lệ thất nghiệp giảm, QE giúp nền kinh tế tăng trưởng khá mạnh vào năm 2017. Nhưng họ vẫn đang phải đối mặt với một vấn đề là tăng lương và tăng lãi suất.
Bởi QE là một công cụ tiền tệ hiệu quả không thường trực nên nó vẫn là một chiến lược gây tranh cãi rất nhiều trên thế giới. Phần lớn các rủi ro tiềm tàng như siêu lạm phát và nợ quá mức mặc dù vẫn chưa xảy ra trong bất kỳ trường hợp nào, một số quốc gia đã áp dụng QE đều phải trải qua thời kỳ bất ổn tiền tệ và chịu ảnh hưởng một số bất lợi lên một vài khu vực kinh tế và thị trường. Các hậu quả dài hạn của nó thì chưa đủ và rõ ràng nên nó gây ra rất nhiều ý kiến trái chiều trên thị trường và nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Để liên tục cập nhập tin tức và xu hướng của thị trường crypto, các bạn có thể:
Theo dõi website của AZcoinvest
Tham gia các nhóm Telegram
–AZcoinvest – Solana & BSC Gem
–AZCoinvest – NFT Gaming & Marketplace
Follow
Và tham gia vào group AZcoinvest – Tài chính (Crypto & Forex)