Ripple là một loại giao thức mã nguồn được sử dụng như một hệ thống thanh toán ngang hàng phân tán trong nhiều lĩnh vực, nhưng xuất hiện nhiều nhất là ở lĩnh vực công nghệ và tài chính. Mục tiêu chính của nó là kết nối các ngân hàng, các nhà cung cấp thanh toán và các sàn giao dịch kỹ thuật số, cho phép thanh toán toàn cầu nhanh hơn và tiết kiệm chi phí. Vậy Ripple có lịch sử hình thành như nào và có các loại nào ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé !

RIPPLE RA ĐỜI
Mặc dù chính thức phát hành vào năm 2012 nhưng Ripple đã được hình thành từ năm 2004 bởi Ryan Fugger với tên gọi là Ripplepay. Hệ thống này đi vào hoạt động vào năm 2005 với mục tiêu là cung cấp các giải pháp thanh toán an toàn trong một mạng lưới toàn cầu. Đến năm 2012, Fugger cung cấp và bàn giao dự án này cho Jed McCaleb và Chris Larsen, đồng thời cùng họ thành lập công ty công nghệ OpenCoin, đặt trụ sở chính tại Hoa Kỳ. Tại đây, Ripple được xây dựng như một giao thức tập trung vào các giải pháp thanh toán cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Đến năm 2013, OpenCoin được đổi tên thành Ripple Labs, sau đó đổi thành Ripple vào năm 2015 cho đến nay.
XRP LEDGER (XRPL)
Vào năm 2012, Ripple Consensus Ledger (RCL) được xây dựng dựa trên cảm hứng từ công trình của Fugger và việc tạo ra Bitcoin, đồng thời cho ra đời đồng tiền điện tử XRP. RCL sau này được đổi tên thành XRP Ledger (XRPL). XRPL hoạt động dựa trên hệ thống kinh tế phân tán không chỉ lưu trữ tất cả thông tin kế toán của những người tham gia mà còn cung cấp các dịch vụ giao dịch cho nhiều cặp tiền tệ khác nhau. Ripple giới thiệu và quảng bá XRPL như một sổ cái phân tán mã nguồn, cho phép thực hiện các giao dịch tài chính theo thời gian thực. Các giao dịch trên đây được Ripple đảm bảo và xác minh bởi những người tham gia mạng thông qua cơ chế đồng thuận.
Khác với Bitcoin, XRPL không dựa trên thuật toán đồng thuận của PoW (Proof of Work) nên nó không dựa vào quá trình đào để xác minh các giao dịch, mà mạng đạt sự đồng thuận thông qua việc sử dụng thuật toán đồng thuận được tuỳ chỉnh của nó – hay còn được gọi là thuật toán đồng thuận giao thức Ripple (RPCA).
XRPL còn được quản lý bởi một mạng bao gồm các node xác nhận độc lập liên tục thực hiện đối chiếu các bản ghi giao dịch. Nó được công khai nên ai cũng có thể thiết lập và chạy một node trình xác nhận Ripple, nhưng nó còn có thể chọn các node để tin cậy làm trình xác nhận hợp lệ. Nhưng Ripple khuyên khách hàng nên sử dụng danh sách những đối tượng tham gia đã được xác định và đáng tin cậy để xác thực giao dịch, nó được gọi là Unique Node List (UNL). Và danh sách này trao đổi dữ liệu giao dịch với nhau cho đến khi tất cả chúng đồng thuận về trạng thái của sổ cái. Hay nói cách khác là các giao dịch được thoả thuận dựa trên cơ chế bỏ phiếu siêu đa số gồm các node UNL được coi là hợp lệ. Và sự đồng thuận sẽ đạt được khi tất cả các node này cùng nhất quán việc áp dụng tập các giao dịch vào sổ cái.
Trên website chính thức của Ripple, Ripple là một công ty tư nhân đã thiết lập sự phát triển của XRPL như một cái sổ cái phân tán mã nguồn mở. Tức là bất kỳ ai cũng có thể góp phần vào mã XRPL có thể được tiếp tục ngay cả khi công ty không hoạt động nữa.
RIPPLENET
Không giống với XRPL, Ripple Net là độc quyền của công ty Ripple và được xây dựng dựa trên nền tảng XRPL như một mạng lưới thanh toán. Ripple Net cung cấp một bộ gồm 3 sản phẩm được thiết kế như một hệ thống giải pháp thanh toán cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Hiện tại, RippleNet có 3 sản phẩm chính là xRapid, xCurrent, xVia. Hãy tiếp tục bài viết để tìm hiểu về 3 sản phẩm này nhé!
xRapid
Đây là một giải pháp thanh khoản theo yêu cầu, sử dụng XRPL làm một loại tiền tệ kết nối trên toàn cầu cho các cặp tiền tệ fiat. Cả XRP và xRapid đều dựa vào XRPL, cho phép thời gian xác nhận nhanh hơn và chi phí thấp hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống.
Hãy xem ví dụ sau:
A muốn gửi 100$ từ Australia cho B ở Ấn Độ. A chuyển tiền qua một tổ chức tài chính là FIN. Để thực hiện được giao dịch này thì FIN phải sử dụng giải pháp xRapid để tạo kết nối giữa các sàn giao dịch tài sản ở cả quốc gia nguồn và quốc gia đích. Nhờ đó, FIN có thể chuyển đổi 100$ của A thành XRP, giúp cung cấp thanh khoản cần thiết cho việc thanh toán cuối cùng. Chỉ trong vài giây, XRP sẽ được chuyển đổi thành đồng Rupee của Ấn Độ và B có thể rút tiền từ sàn giao dịch tài sản ở Ấn Độ.
xCurrent
Đây là một giải pháp được thiết kế để cung cấp quyết toán tức thời và theo dõi các thanh toán xuyên biên giới giữa các thành viên của RippleNet. Khác với các sản phẩm của Ripple Net, xCurrent không sử dụng đồng tiền điện tử XRP mặc định mà nó được xây dựng xung quanh Interledger Protocol (ILP) được thế kế bởi Ripple như một giao thức để kết nối các sổ cái hoặc các mạng thanh toán khác nhau.
Các thành phần cơ bản của xCurrent:
- Messenger – Messenger cung cấp giao tiếp ngang hàng giữa các tổ chức tài chính của RippleNet. Được sử dụng nhằm mục đích trao đổi thông tin liên quan đến rủi ro và tuân thủ các phí, tỷ giá FX, chi tiết thanh toán và thời gian chuyển tiền,…
- Validator hay còn được gọi là trình xác nhận được sử dụng để xác nhận bằng kỹ thuật mã hoá, ngoài ra còn dùng để phối hợp trong việc chuyển tiền trên Interledger. Nhiều tổ chức tài chính có thể tự chạy validator hoặc nhờ qua một trung gian.
- ILP Ledger được tạo ra dựa trên việc Interledger được triển khai vào các sổ cái ngân hàng. ILP Ledger được xem là một sổ cái phụ và được dùng để theo dõi các khoản tín dụng, ghi nợ và thanh khoản giữa các bên giao dịch. Điều đặc biệt ở đây, các quỹ sẽ được quyết toán rất nhanh.
- FX Ticker được sử dụng để xác định tỷ giá hối đoái của các bên giao dịch. Nó theo dõi các trạng thái của mỗi ILP Ledger được cấu hình.
Mặc dù xCurrent được thiết kế chủ yếu cho tiền tệ thuộc loại fiat nhưng nó cũng có thể hỗ trợ cho các giao dịch tiền điện tử khác.
xVia
Đây là một giao diện chuẩn hoá dựa trên API và cho phép các ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác tương tác trong một khung duy nhất mà không phải dựa vào nhiều tích hợp mạng thanh toán. xVia còn cho phép các ngân hàng tạo ra các thanh toán thông qua các đối tác ngân hàng khác được kết nối với RippleNet và cũng cho phép họ gắn hoá đơn hoặc các thông tin khác vào các giao dịch.
Trong khi Bitcoin được biết đến là đồng tiền điện tử đầu tiên và Ethereum được công nhận tạo ra nền tảng cho các hợp đồng thông minh thì chúng ta có thể xem mạng Ripple như một hệ thống trao đổi tiền tệ tập trung vào các giải pháp thanh toán toàn cầu cho các ngân hàng và tổ chức tài chính. RippleNet được triển khai trên cơ sở hạ tầng ngân hàng hiện có như một cách để bổ sung và cải thiện hệ thống thanh toán tiền tệ truyền thống với 3 sản phẩm vô cùng hữu ích cho các người tham gia.
Để liên tục cập nhập tin tức và xu hướng của thị trường crypto, các bạn có thể:
Theo dõi website của AZcoinvest
Tham gia các nhóm Telegram
–AZcoinvest – Solana & BSC Gem
–AZCoinvest – NFT Gaming & Marketplace
Follow
Và tham gia vào group AZcoinvest – Tài chính (Crypto & Forex)