Rủi ro tài chính là gì ?

Rủi ro tài chính là tất cả các rủi ro liên quan đến tài chính bao gồm các khoản vay của công ty có nguy cơ bị vỡ nợ. Thông thường nó được hiểu là chỉ bao gồm rủi ro mất mát. 

Tương tự với thị trường tiền mã hoá, rủi ro tài chính là các nguy cơ mất tiền hoặc các tài sản có giá trị. Nó là nguy cơ thua lỗ khi giao dịch hoặc đầu tư. Bởi vậy, rủi ro tài chính không phải là tổn thất thực tế mà là số tiền có thể mất đi.

Quá trình đánh giá và xử lý rủi ro thường được gọi là quá trình quản lý rủi ro. Nhưng trong bài viết hôm nay, AZcoinvest sẽ mang lại cho các bạn những kiến thức cơ bản về rủi ro tài chính trước nhé ! Hãy cùng theo dõi nhé !

Rủi ro tài chính là gì ?

CÁC LOẠI RỦI RO TÀI CHÍNH

Có rất nhiều loại rủi ro được phân chia theo nhiều cách khác nhau. Nhưng đa số, mọi người sẽ phân chia nó thành rủi ro đầu tư, rủi ro hoạt động, rủi ro tuân thủ và rủi ro trên toàn hệ thống. Bài viết này sẽ đem đến cho các bạn những giới thiệu khái quát và ngắn gọn về chúng.

RỦI RO ĐẦU TƯ

Đây là những rủi ro liên quan đến các hoạt động đầu tư và giao dịch. Có nhiều loại đầu tư khác nhau nhưng hầu hết chúng đều liên quan đến những biến động của giá cả thị trường. Có thể coi các rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng là các thành phần của rủi ro đầu tư.

RỦI RO THỊ TRƯỜNG

Rủi ro thị trường là rủi ro liên quan đến sự biến động về giá của một tài sản. Thí dụ khi mua bitcoin, bạn sẽ phải chịu rủi ro thị trường vì sự biến động của nó có thể khiến giá giảm. Chúng ta có thể quản lý rủi ro bằng cách xem xét số tiền thua lỗ nếu giá bitcoin giao động theo hướng bất lợi. Sau đó chúng ta phải lên chiến lược để xác định hành động đáp ứng với các biến động của thị trường.

Các nhà đầu tư thường phải đối mặt với các rủi ro thị trường trực tiếp lẫn gián tiếp.

  • Rủi ro thị trường trực tiếp là nguy cơ về sự thua lỗ do giá của một tài sản thay đổi theo hướng bất lợi (Ví dụ như việc giá giảm sau khi chúng ta mua bitcoin
  • Rủi ro thị trường gián tiếp là rủi ro gây ra bởi một yếu tố thứ cấp hoặc phụ trợ – các rủi ro ít rõ ràng hơn (lãi suất trong thị trường chứng khoán là rủi ro gián tiếp đến giá cổ phiếu)

Ví dụ, nếu ta muốn cổ phiếu của một công ty biến động về lãi suất có thể tác động gián tiếp đến giá trị cổ phần của chúng ta. Khi lãi suất tăng thì tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận của công ty cũng chậm lại, và ngược lại. Ngoài ra, khi lãi suất cao hơn thì các nhà đầu tư sẽ có xu hướng bán các cổ phiếu của mình. Họ là vậy để có nguồn tiền trả nợ, vì các khoản nợ khi đó sẽ mất nhiều chi phí để duy trì.

Tùy thuộc vào tài sản, rủi ro lãi suất có thể được coi là rủi ro trực tiếp hoặc gián tiếp. Bởi vì lãi suất tác động đến thị trường tài chính theo cả 2 cách. Khi lãi suất ảnh hưởng gián tiếp đến cổ phiếu thì chúng lại có tác động trực tiếp đến trái phiếu và các chứng khoán có thu nhập ổn định khác.

RỦI RO THANH KHOẢN

Nó là rủi ro khi các nhà đầu tư không thể nhanh chóng bán một tài sản nào đó với giá trị cao hơn hoặc bằng giá trị ban đầu của tài sản. Ví dụ, chúng ta mua 10000 đồng tiền điện tử với giá 10$ mỗi đồng, giả sử giá vẫn ổn định sau một vài tháng và nó vẫn giao động xung quanh mốc 10$.

Nếu thị trường có tính thanh khoản cao, chúng ta có thể nhanh chóng bán 10000 đồng tiền điện tử đó với giá 10$ cho mỗi đồng. Bởi vì, trong thị trường lớn này có đủ số lượng người mua sẵn sàng trả 10$ cho mỗi đồng điện tử. Nhưng nếu thị trường có tính thanh khoản thấp,  sẽ có rất ít người sẵn sàng chi 10$ cho mỗi đồng. Vì vậy, chúng ta phải đoán các đồng điện tử ở mức giá thấp hơn.

RỦI RO TÍN DỤNG

Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra với người cho vay, bởi đối tác của họ bị vỡ nợ. Ví dụ A mượn tiền của chúng ta và A không có khả năng trả nợ, thì chúng ta đang đối mặt với rủi ro tín dụng. Nếu A vỡ nợ thì chúng là người mất tiền.

Trên phạm vi vĩ mô, một quốc gia có thể gặp khủng hoảng kinh tế nếu rủi ro tín dụng của quốc gia đó xảy ra trên quy mô lớn. Cuộc khủng hoảng tài chính vào những năm 30 của Thế kỉ XX xảy ra một phần là do rủi ro tài chính lan rộng trên toàn cầu. Vào thời điểm đó, các ngân hàng của Mỹ đã có rất nhiều giao dịch bù trừ với hàng trăm đối tác của mình. Khi tin Lehman Brothers bị vỡ nợ, rủi ro tín dụng càng lan rộng nhanh chóng hơn tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến cuộc đại suy thoái.

RỦI RO HOẠT ĐỘNG

Đây là rủi ro tổn thất tài chính do thất bại trong các quy trình, hệ thống hoặc thủ tục nội bộ. Những thất bại này thường xảy ra như hậu quả của những sai lầm không mong muốn đến từ con người hay các hoạt động lừa đảo có chủ đích. Để giảm thiểu nó, mọi công ty nên thực hiện các kiểm toán bảo mật định kỳ cùng với việc áp dụng các quy trình mạnh mẽ và quản lý nội bộ hiệu quả.

Có rất nhiều trường hợp các nhân viên công ty thực hiện giao dịch trái phép bằng tiền của công ty, việc này gọi là giao dịch giả mạo và gây ra tổn thất tài chính rất lớn trên toàn cầu –  đặc biệt là trong ngành ngân hàng. Ngoài ra các sự kiện như động đất, giông bão hay các thảm họa tự nhiên khác cũng là nguyên nhân ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động của công ty, dẫn đến sự kiếm hiệu quả trong vận hành.

RỦI RO TUÂN THỦ

Rủi ro tuân thủ liên quan đến những tổn thất có thể phát sinh khi một công ty không tuân thủ luật pháp của khu vực pháp lý của họ. Các quy trình cụ thể được áp dụng để tránh những rủi ro như vậy là chống rửa tiền xác minh danh tính khách hàng. Nếu các công ty không tuân thủ những điều này, họ có thể bị đóng cửa, hay nhẹ hơn là đối mặt với các hình phạt nghiêm trọng. Giao dịch nội gián và tham nhũng cũng là những ví dụ phổ biến về rủi ro tuân thủ.

RỦI RO TRÊN TOÀN HỆ THỐNG

Rủi ro này nói về một sự kiện nào đó xảy ra và có thể dẫn đến sự sụp đổ của một thị trường hay ngành công nghiệp. Ví dụ như sự sụp đổ của Lehman Brothers năm 2008, đã gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ và lan ra nhiều quốc gia khác. Rủi ro này là mình chứng cho sự liên kết mạnh mẽ giữa các công ty cùng ngành. Nếu công ty bị sụp đổ không đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ hệ thống tài chính thì việc phá sản của nó không ảnh hưởng nhiều đến các công ty còn lại trong ngành.

Hãy nhớ rằng rủi ro trên toàn hệ thống đi liền với hiệu ứng domino. Nếu có một quân bài ngã xuống, các quân còn lại sẽ lần lượt đổ theo. Cách để giảm thiểu rủi ro trên toàn hệ thống là đa dạng hóa chính ngành công nghiệp.

RỦI RO CÓ TÍNH HỆ THỐNG

Rủi ro trên toàn hệ thống khác với rủi ro có tính hệ thống (Tổng hợp). Rủi ro có tính hệ thống khó xác định hơn và bao gồm nhiều loại rủi ro khác ngoài rủi ro tài chính. Nó có thể liên quan đến một số yếu tố kinh tế và chính trị xã hội như lạm phát, lãi suất, chiến tranh và thiên tai,… Hay những thay đổi lớn trong chính sách của chính phủ. Nó bao gồm các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, khai thác, sản xuất, tài chính,…

Chúng ta có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách kết hợp các tài sản có tương quan thấp, đa nghiệp hóa doanh nghiệp đầu tư.

Rủi ro là một điều tất yếu, không thể tránh khỏi trên thị trường, điều tốt nhất mà nhà giao dịch hay đầu tư có thể làm là giảm thiểu hoặc kiểm soát những rủi ro này. Bởi vậy sự hiểu biết về các loại rủi ro tài chính cơ bản là bước đầu tiên nhưng rất quan trọng để có một chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả.

Để liên tục cập nhập tin tức và xu hướng của thị trường crypto, các bạn có thể:

Theo dõi website của AZcoinvest

Tham gia các nhóm Telegram

AZcoinvest News

AZcoinvest – Solana & BSC Gem

AZCoinvest – NFT Gaming & Marketplace

AZcoinvest Airdrop & Bounty

Follow

Twitter

Fanpage

Và tham gia vào group AZcoinvest – Tài chính (Crypto & Forex)

 

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Portfolio