Sự thật đằng sau Bitcoin

Trao đổi Bitcoin thì sẽ được ẩn danh

ẩn danh

Điều này không hoàn toàn là đúng. Vì như theo cách thức hoạt động của blockchain, mọi thông tin đều được công khai cho tất cả mọi người tại các node khác nhau trên toàn thế giới cùng xem. Đây là điểm khác biệt lớn nhất so với hệ thống tài chính tập trung, khi giao dịch mà bạn thực hiện mặc định là chỉ có 3 bên/4 bên biết đến (người gửi, ngân hàng của người gửi và người nhận, và người nhận). Tuy vậy, không phải là Bitcoin sẽ hiển thị tất tần tật mọi thông tin của bên gửi và bên nhận như hệ thống ngân hàng vẫn làm (ít nhất là có kèm tên của người gửi và người nhận).

ẩn danh

Các node chỉ có thể thấy được địa chỉ ví của bên gửi và bên nhận, và lượng tiền được gửi trong các giao dịch này. Còn lại toàn bộ thông tin cá nhân như tên,v.v…. Những thông tin mang tính nhạy cảm đều không được hiển thị. Vì vậy, quyền riêng tư của người dùng tương đối được đảm bảo.

Bitcoin lừa đảo

Bitcoin đã có mặt trên thị trường được hơn 10 năm, và cho đến nay, Bitcoin đã chứng minh được với thế giới rằng đây là một phát minh kỹ thuật số đáng tin cậy. Bitcoin rất an toàn và không phải là một hình thức lừa đảo.

lừa đảo

Tuy vậy, trong thị trường tài chính, việc nâng cao cảnh giác vẫn luôn vô cùng cần thiết. Bởi lẽ, Bitcoin là thật, Bitcoin không thể bị làm giả, nhưng xung quanh nó vẫn tồn tại những cá nhân, tổ chức với nhiều chiêu trò lừa đảo, lợi dụng sự uy tín của Bitcoin để trục lợi cá nhân. Phisingtấn công phi kỹ thuật được cho là hai hình thức lừa đảo Bitcoin phổ biến nhất. Trong đó, tặng quà giả và airdrops vẫn luôn được đặt ở mức độ cảnh báo cao. Người dùng rất dễ bị tấn công khi không thực sự am hiểu về hai hình thức đầu tư này. Một điều nữa mà bạn cần chú ý là không được để lộ Seed phrase của mình cho bất kỳ ai. Nếu không ví Bitcoin của bạn sẽ biến mất mãi mãi.

Bitcoin là bong bóng

Do sự tăng vọt về giá của Bitcoin chỉ trong một thời gian ngắn, đặc biệt, vào khoảng từ cuối năm ngoái đến nay, Bitcoin được nhiều người đánh giá như một loại bong bóng. Tính đến đầu năm 2021, chỉ trong vòng 2 năm, giá của bitcoin đã tăng lên 1000%. Đây quả là một con số đáng kinh ngạc. Với tốc độ và mức tăng trưởng này, Bitcoin còn được gọi là ‘mẹ của mọi bong bóng’. Dưới góc nhìn của nhiều chuyên gia kinh tế, sự biến động giá của Bitcoin cũng như những đồng tiền điện tử khác có thể được coi là ví dụ cho một sự đầu cơ ngày càng tăng. Việc tăng giá lên gấp 2 lần chỉ trong vòng 1 tháng đầu năm 2021, khiến cho giá trị đồng tiền này tăng lên tới $40.000 có thể là một cơn sốt đầu cơ.

bong bóng đầu cơ

Trên thực tế, xét về quy mô thị trường giữa tiền điện tử và thị trường truyền thống, Bitcoin được cho là khá an toàn để đầu tư và nó không phải là bong bóng. Sự biến động lớn và liên tục về giá là dễ hiểu khi quy mô thị trường tiền điện tử còn khá nhỏ, nhất là so với thị trường truyền thống – đã có mặt hàng thiên niên kỷ.

Bitcoin sử dụng mã hóa

Nhiều người cho rằng Bitcoin sử dụng mã hóa. Nhưng đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm về đồng tiền kỹ thuật số này. Blockchain của Bitcoin không sử dụng mã hóa. Bitcoin chỉ sử dụng chữ ký số (một cơ chế mật mã hóa được sử dụng để kiểm tra độ chân thực và tính toàn vẹn của dữ liệu số) và hàm băm (hash – một trong những yếu tố cốt lõi của hệ thống chữ ký số. Quá trình băm bao gồm việc chuyển đổi dữ liệu có kích thước bất kỳ thành một kết quả đầu ra có kích thước cố định) để bảo vệ thông tin người dùng. Tuy nhiên, để đảm bảo được tính minh bạch và công khai, Bitcoin không sử dụng mã hóa.

Bitcoin chỉ được sử dụng để đầu cơ

Điều này không chính xác. Mỗi ngày, mạng Bitcoin thực hiện các giao dịch trị giá khoảng 10 tỷ đô la. Số lượng giao dịch hàng ngày của Bitcoin (305.000 giao dịch) không kém xa Fedwire (hệ thống thanh toán chuyển khoản ngân hàng giữa các tổ chức tài chính của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) là mấy (550.000 giao dịch). Trong số các giao dịch này, một số đại diện cho việc mua đầu tư và một số khác có thể là để đầu cơ, nhưng nhiều giao dịch khác là để sử dụng thường xuyên, thí dụ như chuyển tiền.

Bitcoin quá dễ bay hơi để trở thành một kho lưu trữ giá trị

Trước năm 1971, vàng được ưa chuộng. Giá trị của nó được đẩy tăng lên gấp 10 lần chỉ trong một thập kỷ. Đến năm 1971, vàng đột ngột bị chính thức cắt khỏi hệ thống tiền tệ , giá trị vàng sụt giảm mạnh, xuống chỉ còn 40% so với trước đó. Năm 1971, Tổng thống Richard Nixon đột ngột chấm dứt thông lệ cho đổi đô la lấy vàng. Đạo luật này có mục đích nhằm ngăn chặn những người nước ngoài vung đô la phá hoại dự trữ vàng của Hoa Kỳ. Sự suy giảm lớn về giá mà không hề được dự đoán trước này không dừng lại ở đó. Giá vàng đã đi ngang trong nhiều thập kỷ tiếp theo cho đến khi có dấu hiệu tăng trở lại. Đó là thời điểm vàng là trải qua biến động mạnh nhất mẽ nhất vì giá của nó vẫn đang tăng đều và nhanh trước khi bị loại bỏ khỏi hệ thống tiền tệ.

Đôi khi những tài sản dễ bay hơi nhất có lợi nhuận tốt nhất, và đôi khi thì không. Bitcoin ngày nay đang trong giai đoạn “khám phá giá” tương tự như vàng vào những năm 1970, nơi có thể xảy ra biến động lớn lên và xuống. Tuy nhiên, do tính biến động của nó, Bitcoin có thể không phù hợp với tất cả các nhà đầu tư.

Phần kết

Rất mong bài viết đã mang lại những thông tin bổ ích và xóa bỏ những hiểu lầm trước giờ (nếu có) về Bitcoin của bạn. Để tìm đọc thêm những bài đọc cung cấp kiến thức cơ bản về Bitcoin cũng như các vấn đề xung quanh crypto, mời các bạn ghé mục Kiến Thức trên Azcoinvest website để đọc thêm nhé!

 

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Portfolio