Tâm lý chu kỳ thị trường

Giá trên thị trường thường do giá mua và giá bán mà các nhà đầu tư đưa ra và quy định. Nhưng điều gì tác động đến các mức định giá mà các nhà đầu tư đưa ra. Đó chính là tâm lý của thị trường. Và đó cũng chính là chủ đề của chúng ta ngày hôm nay.

Tâm lý chu kỳ thị trường là gì ?

TÂM LÝ CHU KỲ THỊ TRƯỜNG LÀ GÌ ?

Tâm lý chu kỳ thị trường hay còn được gọi là The Psychology of Market Cycles. Tâm lý thị trường là khái niệm chỉ các chuyển động của thị trường phản ánh hay ảnh hưởng các trạng thái cảm xúc của những tập thể người tham gia. Nhiều người tin cảm xúc của bản thân là động lực chính cho sự biến động của thị trường tài chính và tâm lý biến động của nhà đầu tư là thứ tạo nên chu kỳ thị trường tâm lý.

Khi mà tâm lý thị trường tích cực và giá liên tục tăng, thị trường đó được coi là thị trường có xu hướng tăng. Nhưng ngược lại, khi giá giảm liên tục thì chứng minh cho đây là một thị trường mang xu hướng giảm. Bởi vậy, tâm lý thị trường được hình thành từ tâm lý của tất cả những nhà đầu tư và giao dịch trên thị trường. Tức là nó là trung bình số cảm giác và tâm lý của những người tham gia trên thị trường.

Thế nhưng dựa vào lý thuyết tâm lý thị trường, giá của một tài sản có xu hướng thay đổi liên tục để đáp ứng với tâm lý chung của thị trường mặc dù tâm lý này cũng luôn thay đổi. Và trong thực tế, khi thái độ và niềm tin của nhà giao dịch được cải thiện thì có thể giúp một thị trường đi lên. 

CẢM XÚC ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO TRONG CHU KỲ THỊ TRƯỜNG

Xu hướng tăng

Khi các thị trường trải qua các chu kỳ phát triển mở rộng, chắc chắn sau đó sẽ là một quá trình thu hẹp lại. Và nếu thị trường trong một trạng thái lạc quan, tin tưởng và thêm vào một chút tham lam trong giai đoạn mở rộng thì chắc chắn những cảm xúc đó sẽ khiến các giao dịch mua tăng một cách mạnh mẽ. Điều này được xảy ra rất phổ biến trên thị trường. 

Thế nhưng đôi khi một cảm xúc tham lam và niềm tin muốn chiếm lĩnh thị trường sẽ tạo ra một bong bóng tài chính. Các nhà đầu tư sẽ trở nên tham lam và vượt qua đà thị trường với hy vọng kiếm được lợi nhuận cao mà không biết được các rủi ro sắp xảy ra. Điều đó khiến các nhà đầu tư trở nên mất lý trí và không thể nhìn ra được giá trị thực, dẫn đến việc chỉ mua một tài sản bởi họ tin rằng thị trường sẽ tiếp tục tăng.

Trong một vài trường hợp, thị trường sẽ đi ngang trong một thời gian khi các tài sản đang dần được bán. Hoạt động này được xem là giai đoạn phân phối. Nhưng trên thực tế lại có một số chu kỳ không có giai đoạn phân phối rõ ràng và xu hướng giảm bắt đầu ngay khi đạt đến đỉnh.

Xu hướng giảm

Tâm trạng của mọi người sẽ từ phấn khích mà nhanh chóng trở thành sự hài lòng thầm lặng khi mà thị trường rẽ sang hướng khác. Khi giá tiếp tục giảm, tâm lý thị trường sẽ tiêu cực, lo lắng, chối bỏ và thậm chí là hoảng loạn. Điều này xảy ra bởi các nhà đầu tư lo lắng và không biết tại sao giá giảm sớm dẫn đến giai đoạn phủ nhận, khiến thị trường không chấp nhận. Thế nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn kiên quyết giữ lại vị thế của mình với niềm tin rằng thị trường sẽ sớm hồi phục.

Thế nhưng nếu giá càng ngày càng giảm, việc bán tài sản sẽ trở nên mạnh hơn. Bởi làn sóng bán quá mạnh nên nỗi sợ hãi và hoảng loạn có thể dẫn đến hành vi sự từ bỏ thị trường. Cho đến khi xu hướng giảm dừng lại nhờ biến động giảm và thị trường ổn định thì thị trường sẽ bắt đầu có cảm giác hy vọng, lạc quan trở lại. Đây gọi là giai đoạn tích luỹ.

CÁC NHÀ ĐẦU TƯ SỬ DỤNG TÂM LÝ THỊ TRƯỜNG NHƯ THẾ NÀO ?

Trên lý thuyết, các nhà đầu tư có thể gia nhập và thoát khỏi thị trường vào các thời điểm thuận lợi. Nhưng cả thị trường đều có tâm lý chung khi có tác động không mong muốn là thời điểm có cơ hội tài chính cao nhất đối với người mua thường đến khi hầu hết mọi người đều bắt đầu trở nên vô vọng, thị trường suy yếu. Còn tại thời điểm rủi ro tài chính cao nhất thì sẽ thường xuất hiện khi phần lớn người tham gia vào thị trường có cảm xúc hào hứng và tự tin.

Đó là lý do mà nhiều nhà đầu tư cố gắng học về tâm lý thị trường để có thể phát hiện các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ tâm lý của nó. Họ sẽ lợi dụng nó để lấy thông tin có ích, mua các tài sản vào khi tâm lý hoảng loạn và bán đi khi nhu cầu của thị trường tăng lên. Thế nhưng trên thực tế, cách nhận biết các giai đoạn này rất khó có thể nhận ra. Một mức giá có vẻ như là mức giá hỗ trợ còn có thể giảm nữa và dẫn đến mức đáy sâu hơn nữa.

KỸ THUẬT VÀ TÂM LÝ THỊ TRƯỜNG

Trong một chu kỳ tâm lý thị trường, ta có thể nhận biết được các cảm xúc thị trường thay đổi như thế nào và nhờ đó để có những hành động và quyết định mang lại các lợi nhuận cao cho các giao dịch. Thế nhưng việc có thể hiểu rõ được các thay đổi của thị trường vào thời điểm hiện tại thì là một vấn đề rất khó để dự đoán. Nhiều nhà đầu tư kết hợp sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật (TA) để cố gắng dự đoán thị trường có khả năng như thế nào. Đây cũng là lý do mà nhiều người gọi TA là công cụ dùng để đo lường trạng thái tâm lý chung của thị trường. Ngoài ra, chỉ báo chỉ số sức mạnh tương đối RSI cũng có thể cho biết thời điểm mà tài sản bị quá mua hay quá bán do nhu cầu và tâm lý của thị trường.

TÂM LÝ THỊ TRƯỜNG VÀ BITCOIN

Tâm lý thị trường cũng ảnh hưởng đến giá bitcoin và ngược lại. Lịch sử giá bitcoin vào năm 2017 là minh chứng rõ ràng nhất cho điều này. Từ tháng 1 đến tháng 12, bitcoin đã tăng từ khoảng 900$ cho đến mức cao nhất thời đại 20.000$. Trong thời gian này, tâm lý thị trường rất tích cực và điều này tăng dần theo thời gian, điều này khiến rất nhiều người đua nhau tham gia vào thị trường tiền kỹ thuật số này.

Nhưng bắt đầu từ cuối năm 2017 đầu năm 2018, thị trường đảo chiều khiến nhiều người tham gia vào thời điểm cuối năm 2017 chịu những tổn thất nặng nề. Thế nhưng thậm chí đến khi xu hướng giảm đã xảy ra và thiết lập nhưng sự tự tin và tự mãn của những người tin vào đồng bitcoin lại tăng trưởng vẫn không thuyên giảm.

Vài tháng sau đó, thị trường giảm đến mức thấp nhất trong lịch sử. Sự hoảng loạn khiến nhiều người bán với giá gần đáy, chịu những khoản thiệt hại lớn. Đây là thời gian làm nhiều người bị vỡ mộng đối với bitcoin và không dám tham gia lần nữa vào thị trường này lần nữa mặc dù hiện nay nó đang được cải thiện liên tục.

SỰ THIÊN LỆCH VỀ NHẬN THỨC

Đây là những kiểu suy nghĩ phổ biến thường khiến con người đưa ra quyết định phi lý. Những mô hình này có thể ảnh hưởng đến cá nhà giao dịch và thị trường nói chung. Một vài loại thiên lệch về nhận thức như là:

  • Thiên lệch những thông tin mà chúng ta muốn tin: coi trọng quá mức những thông tin mà ta muốn tin và bỏ qua những thông tin trái ngược với niềm tin của mình.
  • Ác cảm với sự thua lỗ: ai trong chúng ta cũng có cảm giác sợ thua lỗ nhiều hơn là tận hưởng lợi nhuận, điều này khiến các nhà giao dịch bỏ lỡ các cơ hội tốt hay bán đi tài sản trong sự hoảng sợ ở các giai đoạn từ bỏ thị trường.
  • Hiệu ứng sở hữu: đây là xu hướng mà mọi người đánh giá quá cao những thứ họ đang sở hữu, chỉ đơn giản là bởi vì họ tin tưởng và đánh giá cao những thứ mình đang sở hữu và nghĩ rằng thứ họ sở hữu có giá trị hơn so với của người khác.

Xem thêm một số bài viết khác Tại Đây

Xem thêm tỷ giá các coin theo link: https://coinmarketcap.com/

Để liên tục cập nhập tin tức và xu hướng của thị trường crypto, các bạn có thể:

Theo dõi website của AZcoinvest

Tham gia các nhóm Telegram

AZcoinvest News

AZcoinvest – Solana & BSC Gem

AZCoinvest – NFT Gaming & Marketplace

AZcoinvest Airdrop & Bounty

Follow

Twitter

Fanpage

Và tham gia vào group AZcoinvest – Tài chính (Crypto & Forex)

 

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Portfolio