Ưu điểm và nhược điểm của blockchain

Blockchain là một chủ đề vô cùng nóng trên toàn cầu hiện nay. Đi cùng với Bitcoin, nó trở nên là một đề tài thu hút vô số giấy mực trên thế giới. AZcoinvest đã có rất nhiều bài viết về blockchain và chắc hẳn các bạn cũng đang tò mò về nó, đúng không nào? Thế nhưng ưu điểm và nhược điểm của blockchain là gì ? Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Ưu điểm và nhược điểm của blockchain

ƯU ĐIỂM CỦA BLOCKCHAIN

Tính phân tán 

Dữ liệu của blockchain được lưu trên vô số các thiết bị, trên một mạng lưới gồm có các node phân tán, hệ thống và dữ liệu ở đây được mặc định có khả năng chống lại các lỗi kỹ thuật hay thậm chí là các cuộc tấn công độc hại. Các node có thể sao chép và lưu trữ bản sao của các cơ sở dữ liệu nên sẽ không bao giờ xảy ra tình trạng điểm lỗi đơn. Tức là một node đơn khi ngoại tuyến sẽ không bị ảnh hưởng đến tính bảo mật của toàn mạng lưới.

Thế nhưng, một số cơ sở dữ liệu truyền thống lại dựa trên một hay vài máy chủ sẽ bị dễ dàng tổn thương trước các lỗi kỹ thuật và các cuộc tấn công mạng

Tính ổn định

Các khối blockchain khi đã được xác nhận thì rất khó có thể bị đảo ngược. Đây là lí do khiến blockchain là một công nghệ, nơi cất dữ các dữ liệu hay hồ sơ tài chính,.. tuyệt vời. Đồng thời, nó có thể dễ dàng khi kiểm toán bởi tất cả các dữ liệu đều được theo dõi và ghi lại, lưu trữ mãi mãi trên một sổ cái được phân tán và công khai.

Không cần sự tin tưởng trên hệ thống

Trên hệ thống thanh toán truyền thống, các giao dịch phải phụ thuộc vào một trung gian để thanh toán, ví dụ như là ngân hàng, công ty tín dụng, nhà cung cấp thanh toán,… Thế nhưng trên blockchain, mạng lưới các nút phân tán sẽ thực hiện xác minh giao dịch thông qua một quy trình gọi là đào, sau đó cho giao dịch trực tiếp giữa người mua và bán. Đó là lý do mà blockchain không cần sự tin tưởng trên hệ thống, đồng thời còn giảm các chi phí chung và chi phí giao dịch từ trung gian hoặc bên thứ ba. 

NHƯỢC ĐIỂM

Tấn công 51%

Thuật toán đồng thuận PoW giúp bảo vệ Bitcoin trong rất nhiều năm và có được hiệu quả rất tốt. Thế nhưng vẫn có một số dạng tấn công tiềm năng có thể được thực hiện, mục đích nhắm vào các mạng blockchain. Đặc biệt trong đó là các dạng tấn công 51%. Tức là cuộc tấn công xảy ra khi một đơn vị kiểm soát hơn 50% sức mạnh băm của mạng lưới, khiến mạng bị phá vỡ bằng cách cố ý ngăn chặn hay sửa đổi việc đặt các giao dịch. 

Thế nhưng đó cũng chỉ là lý thuyết vì trên thực tế chưa bao giờ xảy ra cuộc tấn công 51% vào mạng lưới blockchain bitcoin. Khi các mạng lưới phát triển, bảo mật sẽ càng ngày được nâng cấp khiến nó khó bị tấn công hơn. Ngoài ra, các cuộc tấn công 51% thành công thì chỉ có thể sửa đổi các giao dịch gần nhất, trong 1 thời gian xác định. Bởi vì các khối được liên kết với nhau qua các bằng chứng mật mã, nhờ vào việc thay đổi các khối cũ hơn khiến sức mạnh tính toán của các blockchain là không thể ngờ được. Blockchain còn rất linh hoạt và nhanh chóng thích ứng như là một phản ứng trước các cuộc tấn công.

Sửa đổi dữ liệu

Khi chúng ta thêm 1 dữ liệu vào blockchain và được chúng ghi nhận thì khó có thể sửa đổi được. Mặc dù tính ổn định là một trong những ưu điểm của nó nhưng vào các trường hợp chúng ta bất cẩn thì đây chính là một nhược điểm. Để thay đổi các dữ liệu trong blockchain, chúng ta cần phải có 1 hard fork, làm một chuỗi bị bỏ và đưa lên một chuỗi mới. Thế nhưng đây là một việc rất phức tạp và khó khăn.

Chìa khoá cá nhân

Blockchain sử dụng mật mã chìa khóa công khai để cung cấp cho các người dùng quyền sở hữu đối với tài sản của họ. Mỗi tài khoản trên blockchain chỉ được cung cấp hai chìa khoá tương đương là một chìa khoá chung có thể chia sẻ và một chìa khoá cá nhân cần được giữ bí mật. Nếu người dùng sử dụng chìa khoá cá nhân để truy cập vào tài sản của họ tức là họ đang đóng vai trò như là một ngân hàng. Nhưng nếu họ mất đi chìa khoá cá nhân, tiền sẽ bị mất và không thể tìm lại – trừ khi tìm được chìa khoá cá nhân.

Không hiệu quả

Các blockchain sử dụng PoW đưa ra các kết quả hơi kém so với mong muốn của người dùng. Bởi vì đào có tính cạnh tranh cao và thường cứ sau 10 phút thì sẽ có một người chiến thắng, khiến các thợ đào khác cảm thấy công sức của mình là vô ích và lãng phí. Chỉ khi cá thợ mỏ liên tục cố gắng tăng sức mạnh tính toán thì may ra họ mới có cơ hội tìm được các lời giải đúng. Đó cũng là lý do mà một vài năm gần đây, các tài nguyên được sử dụng bởi mạng lưới Bitcoin tăng nhanh thấy rõ, nhất là tài nguyên điện ở các quốc gia như Đan Mạch, Ireland, Nigeria dành cho Bitcoin tăng rất chóng mặt.

Lưu trữ

Các sổ cái blockchain có thể phát triển theo thời gian một cách mạnh mẽ. Hiện nay, theo các số liệu thực tế thì blockchain bitcoin đang có khoảng 200 GB dung lượng lưu trữ. Tốc độ tăng kích thước hiện tại của blockchain vượt xa tốc độ tăng dung lượng lưu trữ của các ổ đĩa cứng. Mạng lưới có nguy cơ mất các node nếu kích thước của sổ cái quá lớn để các cá nhân tải xuống và lưu trữ.

Anh em follow các kênh cộng đồng của Azcoinvest để cập nhật thêm về tin tức, xu hướng của thị trường Crypto nhé:

Azcoinvest Channel https://t.me/azcoinvestnews

Azcoinvest – Solana & BSC Gem https://t.me/azcoinvestgemgroup

Azcoinvest – NFT Gaming & Marketplace https://t.me/azcoinvestnft

Azcoinvest Airdrop & Bounty https://t.me/AirdropAZCoin

Twitter, Fanpage, và Tham gia nhóm Azcoinvest – Tài chính (Crypto & Forex)

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Portfolio