Blockchain, cơ hội cạnh tranh và phát triển của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ ngày càng rộng mở

Theo Diễn đàn Tài chính Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME Finance Forum), các doanh nghiệp Đông Nam Á đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn gần 300 tỷ USD. Trong đó, gặp khó khăn lớn nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc các doanh nghiệp không liên kết với bất kỳ công ty nào.

Các công ty tư nhân chiếm hơn 97% tổng số công ty nhưng lại nhận được ít hơn 22% tổng số tiền tài trợ từ các ngân hàng, thể hiện mức chênh lệch lên tới 21 tỷ đô la Mỹ đối với các lĩnh vực kinh doanh khác.

Trong bối cảnh đó, công nghệ blockchain được xem như chìa khóa để các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn từ cộng đồng thông qua tài sản kỹ thuật số. Để tìm hiểu rõ hơn, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với Nhật Phan, CEO của Bholdus – một dự án nền tảng Blockchain ưu tiên hỗ trợ giải pháp tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại khu vực này.

Blockchain

Chào anh Nhật Phan, được biết anh là một trong những nhà sáng lập và cũng là CEO của dự án Bholdus. Anh có thể chia sẻ những ý tưởng ban đầu khiến anh lại muốn tạo ra một dự án blockchain như Bholdus?

Hiện nay, blockchain vẫn được xem là “một món đồ xa xỉ” đối với đa số người dùng Internet. Khi nghe tới blockchain, đa phần mọi người chỉ liên tưởng đến việc đầu tư tiền điện tử hoặc một công nghệ gì đó rất cao xa.  Giống như câu chuyện hai chục năm về trước, khi ai đó dùng máy vi tính, kết nối Internet và lên Internet bằng Internet Explorer, ta cảm giác đó là thứ gì đó rất khó khăn, mới mẻ, và không dành cho người bình thường. Nhưng hiện nay, hầu hết mọi người đều có thể sử dụng Internet. Thậm chí, những cụ ông, cụ bà 50-60 tuổi vẫn ngày ngày “lướt” Facebook như là một chuyện bình thường.

Với dự án Bholdus, chúng tôi muốn đưa blockchain trở thành thứ gì đó mà tất cả mọi người đều có thể tiếp cận. Cho dù bạn không phải là người am hiểu về công nghệ thì bạn vẫn có thể chạm đến được Blockchain một cách dễ dàng.

Kèm theo đó, với tính minh bạch của blockchain, chúng tôi muốn tạo ra một hệ sinh thái hỗ trợ tất cả những gì còn sót lại của Internet. Nếu Internet đã giúp chúng ta xích lại gần nhau, thì chúng tôi muốn Blockchain khiến chúng ta tin tưởng nhau hơn.

Trên thế giới cũng có rất nhiều mạng blockchain, vậy Bholdus có gì khác biệt so với các dự án về nền tảng blockchain khác?

Về cơ bản, blockchain Bholdus cũng sở hữu tất cả những điều mà các blockchain khác có: tốc độ nhanh, phí rẻ, tính năng hợp đồng thông minh và cơ chế đồng thuận an toàn. Điểm đặc biệt nhất của Bholdus chính là sự tối ưu hóa. Chúng tôi tự tin rằng Bholdus sẽ trở thành một mạng lưới Blockchain được tối ưu và gần gũi với người dùng nhất trong tương lai. Chúng ta có thể ví mạng lưới Bholdus Chain như một mạng xã hội đơn giản và dễ sử dụng, cho dù không thông thạo kỹ thuật – công nghệ, bạn vẫn có thể tạo ra các sản phẩm trên blockchain để phục vụ cuộc sống và công việc của mình.

Một trong những sứ mệnh quan trọng nhất của Bholdus là giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể huy động vốn thông qua blockchain và token. Anh có thể chia sẻ về cơ chế này?

Để huy động vốn, các doanh nghiệp có thể tạo và phát hành các token, thiết kế cách phân bổ token để nhà đầu tư có động lực mua chúng. Khi dự án phát triển, nhà đầu tư nắm giữ token có thể có được các quyền lợi đặc biệt hoặc lợi ích tài chính khi token tăng giá. Điều này trên thế giới, người ta đã làm rất nhiều, đặc biệt là với các dự án công nghệ.

Tuy nhiên, sẽ rất có nhiều dự án của các startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ khác cũng muốn làm điều này. Đó có thể là những dự án thủy hải sản, nông nghiệp, du lịch… nhưng họ lại nằm ngoài phạm vi có thể tiếp cận công nghệ. Nhiệm vụ của Bholdus là hỗ trợ các doanh nghiệp này huy động vốn một cách dễ dàng thông qua việc hỗ trợ công nghệ và đóng vai trò cố vấn trong thiết kế phân bổ token.

Giữa việc sở hữu token và sở hữu vốn vẫn tồn tại những khoảng trống về pháp lý. Điều này sẽ được giải quyết như thế nào?

Tiền điện tử và nhiều ứng dụng của blockchain vẫn nằm trong “vùng xám”. Ở nhiều quốc gia, việc huy động vốn, bán token bằng tiền pháp định vẫn chưa được chấp thuận, chỉ có thể huy động vốn thông qua các đồng tiền điện tử khác. Ở một số quốc gia phát triển khác, việc sử dụng tiền kỹ thuật số đã dần được luật pháp chấp nhận, kèm theo đó là những quy định rõ ràng để bảo vệ các nhà đầu tư.

Riêng tại Việt Nam, nhà nước hiện đang khuyến khích các doanh nghiệp và tổ chức tìm hiểu thêm về công nghệ blockchain để áp dụng vào thực tiễn, mong rằng nền công nghệ nước nhà sẽ có thêm nhiều đột phá trong tương lai.

Nhìn vào lộ trình, có thể thấy Bholdus đã đi rất nhanh và đạt được nhiều dấu mốc quan trọng. Anh có thể chia sẻ bí quyết?

Ngoài công nghệ thì điều quan trọng nhất là chúng tôi có chung niềm tin và nhiệt huyết tạo ra một sản phẩm Blockchain Việt Nam đúng nghĩa, cũng như khát vọng mang những ứng dụng có giá trị cốt lõi đến với mọi người. Do vậy, cho dù là ở trong mùa dịch này, chúng tôi đã thành công trong việc xây dựng nên một tập thể hơn 100 con người và biến những kế hoạch trên giấy trở thành một dự án blockchain trăm triệu đô.

 Anh nghĩ  Bholdus sẽ đóng góp như thế nào vào môi trường sáng tạo, kinh doanh và cả các dự án blockchain ở Việt Nam?

Chúng tôi tạo ra nền tảng Bholdus để nhằm hỗ trợ các cá nhân, tổ chức, cũng như các doanh nghiệp đang muốn số hóa thông qua công nghệ Blockchain.

Một trong những dự định quan trọng của Bholdus là tạo ra nền tảng Launchpad để hỗ trợ cho các Startup, họ có thể huy động vốn trực tiếp từ các nhà đầu tư tiền kỹ thuật số, kèm theo đó họ cũng có thể sử dụng Bholdus Chain để phát triển sản phẩm của mình. Và chúng tôi cũng có thể cố vấn cho các dự án nếu họ thiếu kinh nghiệm làm Startup trên Blockchain.

Thế giới Internet là một thế giới rất phẳng, với blockchain thậm chí nó còn phẳng hơn rất nhiều. Anh sẽ làm thế nào để đưa Bholdus chinh phục thị trường nước ngoài?

Định hướng ban đầu của Bholdus là chinh phục thị trường Đông Nam Á. Đây là khu vực mà hầu hết các quốc gia còn đang phát triển và là một thị trường tiềm năng. Chúng tôi dự kiến, trong 5 năm tới, ít nhất tại Việt Nam và các thị trường Đông Nam Á khác, mọi người có thể sử dụng blockchain Bholdus như một nền tảng để hỗ trợ cho công việc của họ. Với tôi, khi nền tảng đã đủ tốt, đủ thân thiện thì việc nó phổ biến và chinh phục thị trường nước ngoài chỉ là vấn đề về thời gian.

Gần đây, Bholdus đã hoàn thành tính năng tạo NFT và đưa ra Testnet. Anh có thể chia sẻ về một số bước đi của Bholdus trong tương lai?

Dự kiến vào cuối tháng 12, 2021 Bholdus sẽ tung ra Mainnet. Đây là mạng lưới chính thức của Bholdus. Thông qua Bholdus Chain, mọi người có thể tạo dự án cho mình thông qua các tính năng: khởi tạo NFT, token, Smartcontract (hợp đồng thông minh). Trong cuối Quý 1-2022, Bholdus dự kiến sẽ tung Launchpad và ví của riêng mình, cùng với một sàn giao dịch phi tập trung để hỗ trợ cho các hoạt động nói trên.

BOX

Nhật Phan (tên đầy đủ là Phan Đức Nhật) sinh năm 1991, anh là đồng sáng lập và CEO của dự án Bholdus. Trước khi trở thành CEO của Bholdus, Nhật Phan có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tiền điện tử; anh cũng là đồng sáng lập và CEO của công ty VNBOT – hệ thống quản lý vốn giao dịch bằng AI.

TỔNG KẾT

Bài viết chỉ mang tính chất thông tin, không phải là một lời khuyên đầu tư.

Các bạn follow các kênh cộng đồng của Azcoinvest để cập nhật thêm về tin tức, xu hướng của thị trường Crypto nhé:

Azcoinvest Channel

Azcoinvest – Hidden Gem

Azcoinvest – OTC & Whitelist Marketplace

Azcoinvest Airdrop & Bounty

 

 

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Portfolio